DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 155

154

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM

Việc ta ta phải gắng lo
Chẳng nhờ trời Phật, chẳng nhờ thần linh
Công nông mình cứu lấy mình
Sửa sang thế đạo kinh dinh dân quyền
Muốn cho đánh đổ cường quyền
Tự do bình đẳng vẹn tuyền cả hai
Thụt thò ta phải ra tay
Sắt kia đang nóng đập ngay mà dùng!

Tiếng hát khát vọng tự do đã vượt qua song sắt nhà tù để bay lên trời

xanh. Chính nhờ niềm tin này mà mọi đòn tra tấn dù khốc liệt đến đâu,
anh cũng chịu đựng được không hé răng tiết lộ một điều gì. Bọn cai ngục
nể nang gọi anh là “ Ông nhỏ”, còn những bạn tù gọi là “Trọng con”.
Một vợ của cai ngục cảm phục tinh thần yêu nước của anh nên đã tặng
cho quyển Truyện Kiều. Với kiệt tác của thi hào Nguyễn Du, anh đọc từ
ngày này qua tháng nọ đến mức gần như thuộc lòng. Ai cũng cảm phục
trí nhớ của anh.

Nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931, thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng

ra pháp trường. Tin này lập tức lan rộng trong Khám Lớn. Các tù nhân
chính trị bất bình la lét phản đối dữ dội. Bọn giặc Pháp phải điều cả
lính cứu hỏa đến phun nước để đàn áp. Mọi người chỉ còn nghe Lý Tự
Trọng hô to hai tiếng “Việt Nam” trước khi bị bọn cai ngục bóp họng,
bẻ quặt tay kéo đi. Trước lúc đầu lìa khỏi cổ, anh vẫn hiên ngang cất
tiếng hát: “Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên…”. Anh đã bất tử lúc mới 17
tuổi xanh. Hiện nay, trong khuôn viên Thư viện Khoa học tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh có dựng tượng liệt sĩ Lý Tự Trọng nhằm giáo dục truyền
thống yêu nước cho thế hệ thanh thiếu niên. Ngoài ra cũng tại TP. Hồ
Chí Minh còn có con đường mang tên Lý Tự Trọng. Đây là con đường
mà thuở Pháp mới mở mang phố xá, đặt tên là Gouverneur; từ ngày
1/7/1870 đổi là đường Lagrandière; từ 30/4/1950 chính quyền Sài Gòn
đổi thành đường Gia Long và đến ngày 30/4/1975 nó chính thức mang
tên người cộng sản trẻ tuổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.