156
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Từ nhận thức cách mạng đã biến thành hành động cách mạng. Năm
1905, nhà cách mạng tư sản Tôn Dật Tiên đã giương cao ngọn cờ cách
mạng dân chủ để tập hợp quần chúng, thành lập Đồng Minh Hội với
chủ trương “đuổi người Mãn Thanh khôi phục Trung Quốc”. Ngày
10/10/1910, các sĩ quan, binh lính trong quân đội nhà Thanh đóng tại
thành phố Vũ Xương, do được giác ngộ cách mạng vùng dậy khởi nghĩa
và chiếm được thành phố. Làn sóng khởi nghĩa chống triều đình nhà
Thanh đã lan rộng khắp cả nước. Ngày 1 tháng giêng năm 1912 tại thành
phố Nam Kinh, Tôn Dật Tiên tuyên thệ nhận chức Tổng thống lâm thời
của Trung Hoa Dân quốc. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa này đã truyền
vào Việt Nam. Tên tuổi các ông Tôn Văn, Hoàng Hưng, Hồ Hán Dân
v.v... và cái chết oanh liệt của 72 nhân sĩ ở Hoàng Hoa Cương đã gieo
vào tâm khảm người Việt - nhất là trong giới trí thức trẻ- nhiều cảm tình
và niềm kính phục. Rồi phong trào Ngũ tứ (4/5/1919), phong trào Tân
Văn hóa và nhất là cuộc đại cách mạng 1923 - 1925 “như một cơn gió lốc
thổi vào Việt Nam trong lúc giai cấp tư sản vừa thức dậy. Học thuyết
Tôn Văn và chủ nghĩa Tam dân đã mở cho các nhà cách mạng cấp tiến
Việt Nam một phương trời mới”
(1)
.
Bấy giờ, cuối năm 1925, tại ngôi nhà số 6 đường 96 khu Nam Đồng
(nay là đường Trúc Bạch) có ba trí thức trẻ yêu nước mới ngoài đôi
mươi là PhạmTuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm và Nhượng Tống lập nhóm
Nam Đồng thư xã. Nhóm này chuyên sáng tác, dịch thuật các tác phẩm
như Cách mạng Trung Hoa, Lịch sử Tôn Dật Tiên, Chủ nghĩa Tam dân v.v...
ra tiếng Việt, in trên giấy xấu, bán giá bình dân để tuyên truyền trong
công chúng. Hòa nhịp với việc làm này là những bài cổ xúy tinh thần
ái quốc trên tờ Thực nghiệp dân báo đã gây được tiếng và tạo được thiện
cảm trong thanh niên.
Lui tới Nam Đồng Thư Xã ngoài sinh viên trường Cao đẳng Thương
mại như Nguyễn Thái Học, Hồ Văn Mịch... hoặc sinh viên trường
Cao đẳng Công chánh như Phó Đức Chính... còn có nhiều sinh viên
(1)
Cách mạng cận đại Việt Nam, tập V, Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Hướng Tân - Ban Nghiên cứu
Văn Sử Địa xuất bản năm 1956).