158
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Quan Hải Tùng Thư ở Trung Kỳ do Đào Duy Anh và Trần Thị Như
Mân chủ trương. Còn ở Nam Kỳ, ngoài nhóm La Lutte của Nguyễn An
Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm thì còn có sách của nhóm Nữ Lưu
Thư Quán do Phan Thị Bạch Vân chủ trương.Về báo chí chính trị tiến
bộ thì có những tờ như L’Argus Indochinois xuất bản tại Hà Nội, Tiếng
Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng xuất bản ở Huế, Cloche Fêlée bằng Pháp
ngữ của Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn v.v...
Do ảnh hưởng từ các sách báo này và nhất là qua những lần thảo luận
chính trị tại Nam Đồng Thư Xã đã thúc đẩy Nguyễn Thái Học viết hai
bức thư gửi cho Varenne - Toàn quyền Đông Dương, đòi cải thiện dân
sinh, dân chủ. Ngoài ra, anh còn gửi kèm theo dự án giúp đỡ dân nghèo
thoát khỏi cảnh bùn lầy nước đọng.
Hai lá thư tâm huyết ấy đều không được phúc đáp.
Không thể ngồi chờ dân chủ từ sự “bố thí” của chính quyền thực
dân, Nguyễn Thái Học cùng nhóm Nam Đồng thư xã - những tín đồ
của chủ nghĩa Tam dân - quyết định vận động thành lập VNQD đảng.
Sau những hội nghị sơ bộ, ngày chính thức thành lập đảng được tổ chức
vào ngày 25/12/1927. Về tổ chức thì đảng này lấy chi bộ làm đơn vị
căn bản, hạn định mỗi chi bộ là dưới 19 người. Sở dĩ có con số này vì
theo luật lệ lưu hành của chính quyền Pháp bấy giờ, nếu cuộc hội họp
nào trên 19 người thì phải xin phép, (tất nhiên, về nguyên tắc thì như
vậy, chứ thật sự có những cuộc họp chỉ dăm ba người cũng bị thực dân
đàn áp, bắt bớ). Trên chi bộ là huyện bộ, rồi đến tỉnh bộ hoặc thành
bộ. Trên những tỉnh bộ, hành bộ là kỳ bộ. Cao nhất là tổng bộ toàn
quốc. Mỗi chi bộ có bốn ban: tuyên truyền; tổ chức; tài chính và trinh
thám. Nhưng ở cấp kỳ bộ và tổng bộ lại có tám ban: tuyên truyền huấn
luyện; tổ chức; kinh tế tài chính; trinh thám; tư pháp; ám sát; quân sự
và giám sát.
Ảnh hưởng của VNQD đảng lan rộng rất nhanh, không gói gọn
trong một vài tỉnh phía Bắc mà nó còn vào tận Trung kỳ và nhất Nam
kỳ. Trong công tác tuyên truyền và phát triển đảng, VNQD đảng đã
bí mật ra tờ Hồn cách mạng, in bằng thạch bản; phái đại biểu Hồ Văn