159
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Mịch, Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Tiềm vào Nam tiếp xúc với Nguyễn
An Ninh (nhóm Thanh niên Cao vọng), Nguyễn Đình Kiên (đảng Tân
Việt); phái Chu Dưỡng Bình sang Quảng Tây liên hệ với nhà chức trách
địa phương ủng hộ cho hoạt động của đảng; phái Đặng Đình Điển vào
Huế liên hệ với cụ Phan Bội Châu v.v... Và VNQD đảng ngay từ khi ra
đời đã làm được một việc mà các đảng trước đó chưa làm được: “Một
địa hạt hầu như độc quyền của VNQD đảng hồi ấy là những binh lính
trong hàng ngũ quân đội Pháp. Đối với hai đảng Thanh Niên và Tân
Việt binh lính chỉ mới được tuyên tuyền ít nhiều, chưa có tổ chức. Trái
lại VNQD đảng vừa thành lập đã bắt tay vào ngay việc tổ chức các chi
bộ ở trong quân đội Pháp. Do đó không bao lâu, đảng có một số trung
kiên trong hàng ngũ lính khố đỏ và pháo binh của Pháp, nhất là ở Hải
Phòng và Kiến An”
(1)
.
Trong thời điểm này, tại vùng Bắc Ninh, Bắc Giang cũng vừa hình
thành tổ chức có tên gọi “Việt Nam dân quốc” theo chủ trương bạo
động do nhà nho Nguyễn Khắc Nhu, tức Xứ Nhu lãnh đạo. Âm mưu
bạo động đang tiến hành thì sự việc vỡ lỡ, vì trong lúc chế tạo bom do
sơ ý nên bom nổ khiến hai người chết, giặc Pháp tung mẻ lưới hốt gọn
nhiều người. Trước tổn thất này, Nguyễn Khắc Nhu đã đưa các đồng
chí trong nhóm ”Việt Nam dân quốc” gia nhập VNQD đảng và ông trở
thành một trong những nhân vật chủ chốt của đảng.
Nguyễn Khắc Nhu sinh năm 1882 tại xóm Ao Vối, làng Song Khê
thuộc huyện Yên Dũng, Bắc Giang (nay Hà Bắc) trong gia đình nhà nho
nghèo. Năm lên 12 tuổi, cha mất thì cậu Nhu được bà nội cho đi cắt cỏ
chăn trâu tại nhà cụ Tú Bảng, nhờ vậy cậu có điều kiện học lóm chữ
của thánh hiền. Dăm năm sau, một lần cậu ra chùa chơi, sư cụ thấy cậu
đỉnh ngộ, thông minh nên nhận làm tiểu, vừa làm việc vặt trong chùa
vừa được học thêm chữ. Nhưng công việc này không lâu dài, chỉ độ nửa
năm sau thì mọi việc thay đổi.
(1)
Cách mạng cận đại Việt Nam, tập V, Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Hướng Tân - Ban Nghiên cứu
Văn Sử Địa xuất bản năm 1956).