161
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
làng, Nguyễn Khắc Nhu dù tiếp tục đi học, đi thi và vẫn nhớ như
in trong óc những lời dạy của cụ Phan.
Trong khoa cử ngày trước mấy tỉnh gần nhau họp thành một xứ, học
trò mỗi xứ muốn thi Hương thì trước đó phải qua kỳ thi sát hạch, ai đậu
đầu thì được gọi là Đầu xứ hoặc Xứ. Nguyễn Khắc Nhu do thi đậu đầu
nên từ đó mọi người gọi là ông là Xứ Nhu. Nhưng sau đó trong những
lần thi Hương, ông đều trượt. Lúc này phong trào Đông du do cụ Phan
khởi xướng đã lan rộng từ Nam chí Bắc, cũng như nhiều thanh niên có
chí khí ông quyết không theo khoa cử nữa mà tìm đường ra nước ngoài
để học tập quân sự. Năm 1907, ông cùng 17 thanh niên yêu nước bí mật
vượt biên giới sang Quảng Tây (Trung Quốc), nhưng chuyến đi này
không thành công.
Trở về làng, Nguyễn Khắc Nhu chọn nghề dạy học để chờ thời cơ.
Không phải về nhà mở trường tư dạy học mà ông phải qua một kỳ thi
tuyển, để vào dạy trường của nhà nước. Theo quy chế ban hành từ tháng
8/1871 thì nhà nước đã đặt trường hàng tổng, mỗi tổng chọn lấy từ 2 đến
6 người để chuyên dạy học sinh trong tổng, gọi là “Tổng sư”. Sau khi thi
đậu, được bổ đi làm Tổng sư tại làng Thanh Liệt (huyện Lạng Giang),
ông có làm câu đối tự trào:
Tay không việc quan mà cụ Tổng,
Miệng không niệm Phật cũng ông sư.
Tất nhiên, nghề dạy học không phải là mục tiêu cuối cùng mà ông
đeo đuổi, ông bộc bạch nỗi lòng qua bài thơ:
Thầy xứ, hỡi thầy xứ
Một thầy, một lũ trò con
Khi ngồi, lúc đứng đã chồn
Hết bài Quốc ngữ lại dồn chữ Nho
Miệng giảng nghĩa to to, nho nhỏ
Tay xếp bài sổ sổ, khuyên khuyên
Ngoài trông có vẻ tự nhiên
Trong thì ắt hẳn có phen chẳng thường