DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 161

160

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM

Ngày kia, có một phường chèo đi qua làng, ông trùm thấy cậu đang

mò cua bắt ốc nên cảm thương và xin bà nội cậu cho cậu đi theo phường
chèo. Những chuyến lưu diễn này, cậu thường được giao đóng vai nữ và
ấn tượng khó phai nhất là một lần được diễn tại đồn Phồn Xương của
cụ Đề Thám. Danh tiếng của người anh hùng ròng rã đánh Pháp gần ba
chục năm trời đã để lại trong tâm khảm của cậu Nhu niềm kính phục sâu
sắc. Nhưng rồi, cậu cũng không đi theo phường chèo nữa vì bấy giờ đã
15, 16 tuổi rồi, cậu nghĩ muốn nên danh phận trong xã hội phải có chữ,
chữ của mình chưa đầy lá mít thì làm sao sau này có thể làm được việc
lớn? Thế là cậu trở về làng, ra chùa sống chung với sư cụ như lúc trước.
May mắn, do sư cụ thương tình nên cậu được gửi đến học tại chùa Lạc
Gián - cách Song Khê độ 5 cây số - để nhà sư nơi đây có trình độ học
vấn cao hơn dạy dỗ. Nhờ vậy, qua năm sau cậu đã có đủ kiến thức đi
thi và đậu khóa sinh.

Sau khoa thi nhà sư này lại đã gửi cậu đến học tại trường của cụ

Cử Đường, vốn là người tâm giao với các bậc hiệt kiệt như Phan Bội
Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế... và từng tham
gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Những tháng ngày theo học với
cụ Cử Đường đã thật sự khai tâm mở trí cho Nguyễn Khắc Nhu không
chỉ về kiến thức mà còn về tinh thần yêu nước, thương dân.

Năm 1903, Nguyễn Khắc Nhu đã ngoài 21 xuân, được cụ Cử

Đường giao một nhiệm vụ quan trọng. Lúc này, trên bước đường đi
tìm người đồng tâm, đồng chí bàn bạc công cuộc cứu nước, cụ Phan
Bội Châu đã ra Bắc và tìm đường lên đồn Phồn Xương diện kiến
“danh ông Đề Thám vang lừng núi sông”. Để tránh tai mắt của bọn
mật thám, thì người đưa cụ Phan đi phải thông thạo đường ngang
ngõ tắt, địa hình rừng núi... Nguyễn Khắc Nhu được chọn vì trước
đây ông đã từng theo phường chèo lên biểu diễn trên đó. Trong mấy
ngày xuyên rừng lội suối, Nguyễn Khắc Nhu đã được cụ Phan giáo
dục về đường hướng cứu nước. Theo cụ, phải khởi nghĩa võ trang
thì mới có thể đuổi được giặc Pháp ra khỏi non sông, muốn vậy thì
phải chế tạo vũ khí, tập hợp, cổ vũ quần chúng, phải cử người đi
học quân sự ở nước ngoài v.v... Sau chuyến đi trót lọt này, trở về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.