162
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Câu thơ cuối đã thổ lộ niềm tâm sự thầm kín của một nhà nho bất
đắc chí, đang muốn làm “một cái gì đó” để thoát ra cảnh tù túng, đơn
điệu, nhàm chán:
Buổi học xong rồi, cảnh vắng teo,
Trỗi lên, ngồi xuống, lại nằm mèo.
Miệng thèm sờ rượu, be hôi rích,
Giọng khát tìm trà, lọ mốc meo.
Trong khi đó, khắp nơi đã nổ ra những cuộc bạo động quyết liệt của
Việt Nam Quang phục Hội, cuộc khởi nghĩa của chí sĩ Trần Cao Vân với
vua Duy Tân... đã khiến lòng ông như lửa đốt:
Thôi thôi sớm liệu đường lui tới,
Lẩn thẩn rồi đây cũng chết vùi.
Một nhà giáo có thiên lương như thế, không thể không dạy cho học
trò tinh thần ái quốc. Năm 1922, một viên thanh tra học chính Pháp đến
thăm trường, y đã hoạnh họe hỏi ông tại sao dạy không theo sách giáo
khoa? Tại sao trên tấm bản đồ thế giới treo trong lớp học lại có viết câu
đối chữ Nho (Trần Lê Văn dịch):
Trên vách treo bản đồ, Tổ quốc non sông đâu đó nhỉ;
Trong nhà tôn Nho học, con cháu đất nước nối dòng chăng?
Không một lời giải thích, phân trần Nguyễn Khắc Nhu đã nộp đơn xin
nghỉ dạy và trở về làng cũ. Thời kỳ này, ngoài việc đứng ra kêu gọi người
dân trong làng cùng góp công, góp sức cải tạo môi trường sống như đào
giếng, đả phá hủ tục, mê tín dị đoan... thì ông còn bày tỏ quan điểm chính
trị trên các báo Thực nghiệp dân báo, An Nam tạp chí, Hữu Thanh... và tiếp
tục giao du với những người cùng chí hướng. Qua một liên lạc viên tín
cẩn, ông đã xin ý kiến của cụ Phan Bội Châu, lúc cụ đang bị giam lỏng
tại Huế: “Với tình hình trước mắt chúng ta nên hành động như thế nào
để đưa phong trào cách mạng lên cao?”. Năm 1926, có hai người bán quế
từ Nghệ An đến làng Song Khê, sau dăm ngày thăm dò, hai người này
mới cho biết họ là người do cụ Phan cử đến để trả lời câu hỏi của ông.
Theo ý của cụ, trước mắt nên làm như kiểu Đông Kinh Nghĩa Thục, là