207
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
tàu 401 nhận nhiệm vụ lên đường. Phát biểu trước cán bộ, chiến sĩ ông
Phan Hàm - đại diện Bộ Tổng Tham mưu xúc động:
- Có thể chuyến đi này các đồng chí sẽ không về nữa...
Đúng như dự đoán, đội tàu 401 vào Khu 5 đã gặp nhiều gian nan
sóng to gió lớn, có lúc tưởng phải quay về. Sau bốn này xông pha bão
táp, đêm 31/10/1964 tàu vào đến bến Lộ Giao nhưng chẳng may bị
sóng đẩy tàu lên bãi cạn. Khẩn trương bốc dỡ hàng hóa xong thì trời
đã sáng, mà đồn địch lại đóng cách đó không xa! Không còn cách nào
khác, phải phá hủy tàu để giữ bí mật tuyệt đối. Chuyến đi mở đường
vào Khu 5 lần này lại khẳng định các chiến sĩ hải quân ta “khó khăn
nào cũng vượt qua”...
Công việc đang tiến hành thuận lợi thì xẩy ra “sự kiện Vũng Rô” -
một tổn thất buộc ta phải thay đổi kế hoạch vận chuyển đã hình thành
lâu nay. Đêm 15/2/1965 tàu 143 vào đến Vũng Rô - vịnh nhỏ ở bờ biển
Phú Yên, sau Mũi Nại - dưới vòm trời tối đen như mực vũ khí, hàng
hóa được nhanh chóng vận chuyển vào hang núi. Sự khẩn trương, tất
bật của các chiến sĩ như chạy đua với từng khoảnh khắc của thời gian.
Nhưng không kịp. Trời đã sáng. Không còn đủ thời gian đưa tàu vượt
qua các tuyến kiểm soát để ra khơi. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc” tàu đành phải ngụy trang để nằm lại trong vịnh. Đó cũng là lúc
máy bay trinh sát của địch phát hiện và đánh phá hết sức khốc liệt. Từ
trời cao, máy bay chiến đấu của địch đã trút bom! Một số chiến sĩ rút
lên bờ, một số ở lại cho nổ bộc phá gài sẵn phá hủy tàu. Sau thương
vong tổn thất này, địch mở chiến dịch “Phiên chợ”, huy động và tăng
cường thêm nhiều lực lượng tuần tra vùng biển gây cho ta rất nhiều
khó khăn. Công tác vận tải chiến lược đường biển của ta chuyển sang
một bước ngoặt khác.
Sau “sự kiện Vũng Rô”, mọi tuyến đường trên biển đều bị phong tỏa gắt
gao, kẻ địch đã chủ động đề phòng, phong tỏa trên quy mô lớn. Không còn
cách nào khác, ta phải tìm một phương thức vận chuyển mới, đảm bảo an
toàn hơn, bí mật hơn. Trong tập Lịch sử Hải Quân Nhân dân Việt Nam
(NXB Quân đội Nhân dân - 1985) cho biết: “Qua nghiên cứu về địch của cơ