214
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
có những thành tích anh hùng; con đường nào, trọng điểm nào cũng
là những mảnh đất thiêng liêng và rực lửa.
Lực lượng cầu đường đã nguyện làm “tượng đồng vách sắt”, kiên
cường bám trụ, giành đi giật lại từng thước đường. Một đường bị chặn,
hai, ba đường xuất hiện, đường chạy đêm bị đánh, đường chạy ngày
xuất hiện, địch đánh một, ta làm mười. Hình thành trục đường, mạng
đường... ngang nối dọc, đông nối tây, trong vòng 16 năm, đường Hồ
Chí Minh đã có tổng chiều dài gần 16.000km vươn tới tất cả các hướng
chiến trường.
Lực lượng vận tải từ bí mật luồn rừng mang vác, tiến lên cơ giới
hóa đường bộ rồi đường sông, đường ống, hợp thành một binh chủng
vận tải cơ giới phát triển đến đỉnh cao trong việc đảm bảo cơ sở vật
chất - kỹ thuật và cơ động lực lượng chiến đấu cho các chiến trường,
đặc biệt là chiến dịch mùa Xuân lịch sử năm 1975. Trong cuộc chiến
đấu ác liệt này, cán bộ, chiến sĩ lái xe và thợ máy đã xứng đáng với
danh hiệu “gan vàng dạ ngọc”, thà hy sinh trên tay lái, còn người,
còn xe, còn hàng, luôn chủ động, táo bạo vượt lên tất cả mọi âm mưu
đánh phá của địch: chạy ngày, chạy đêm, chạy lấn sáng, lấn chiều,
chạy đội hình nhỏ, đội hình lớn, chạy cung ngắn, cung dài. Tranh
thủ mọi thời cơ và sơ hở của địch, gây cho địch hết bất ngờ này đến
bất ngờ khác. Dù kẻ địch rất hung hãn và giàu phương tiện hiện đại,
cũng đành bất lực.
Lực lượng phòng không, từ những phân đội nhỏ ban đầu, đã nhanh
chóng phát triển thành những lực lượng chiến đấu lớn đủ sức đánh
địch trên không, bảo vệ thắng lợi công cuộc chi viện chiến lược. Cán bộ,
chiến sĩ phòng không đã xứng với danh hiệu “Đánh giỏi, bắn trúng”,
luôn quay nòng pháo theo bánh xe lăn, đánh nhỏ, đánh lớn, đánh ngày,
đánh đêm đều giỏi; đã bắn tan xác 245 máy bay giặc Mỹ trên mục tiêu
bảo vệ. Trong chiến dịch đường 9 - Nam Lào, lực lượng phòng không
đường Hồ Chí Minh đã tỏ ra khá lợi hại, tạo ra được những lưới lửa
dày đặc, đập tan chiến thuật cơ động ồ ạt bằng máy bay lên thẳng của
Mỹ, ngụy.