225
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Lập tức một loạt đạn vang lên đanh thép xé tan không khí tĩnh
mịch...
Dù rơi vào thế bị động, nhưng các chiến sĩ trinh sát cũng dũng cảm
đánh trả, tạo điều kiện cho các chiến sĩ vận tải rút lui an toàn. Trong
cuộc đối đầu quyết liệt này, thiếu úy Nguyễn Minh Thông hy sinh
và anh là liệt sĩ đầu tiên trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Trong Lịch
sử Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh cho biết: “Ngay sau
những “sự cố” trên, tháng 10/1959 Đoàn 559 quyết định chuyển chỉ
huy sở, hệ thống kho tàng, sở chỉ huy tiểu đoàn 301, đội 1 ra làng Mít
(Quảng Bình). Sở chỉ huy mới nằm sát tả ngạn sông Kiến Giang, cách
Bang Rợn 10km về phía nam, cách đội 2 ở làng Mít (Vĩnh Linh) bắc sông
Bến Hải một cung đường đi về khoảng 10 giờ. Đồng thời theo lệnh của
Ban Cán sự, đội 12, tiểu đoàn 301 khẩn trương cơ động theo hướng tây
tới khu vực làng Ho, tây Quảng Bình-cách thượng nguồn một nhánh
khác của sông Kiến Giang, sát chân đỉnh núi 1001, khẩn trương xây
dựng lán trại, kho tàng. Đây là khu vực Đoàn chọn làm hậu cứ cơ bản,
thuận tiện cho việc cơ động ở cả hai hướng đông và tây Trường Sơn”
(tr.46). Tính đến hết năm 1959, chỉ với phương thức mang vác, Đoàn
559 đã chuyển cho Khu 5 và Trị Thiên được 1.667 khẩu súng bộ binh,
hàng trăm nghìn viên đạn, hàng ngàn quân cụ thiết yếu...
Không dừng lại ở việc mở đường bộ Trường Sơn, Bộ Chính trị còn
quyết định mở thêm đường vận tải trên biển tiếp tục chi viện cho chiến
trường miền Nam.
Người đầu tiên được giao nhiệm vụ tổ chức, lần này, vẫn là ông Võ
Bẩm. Đúng đêm 30 Tết Canh Tý (27/1/1960) chuyến vũ khí đầu tiên
của Đoàn 603, do thiếu úy Nguyễn Bất làm thuyền trưởng, được lệnh
rời cảng sông Gianh vào giao hàng cho Liên khu 5. Đây là những bước
đi ban đầu để viết lên trang sử hào hùng của đường Hồ Chí Minh trên
biển sau này....
Trở lại đường Trường Sơn, qua năm 1960, ông Võ Bẩm đề xuất một
ý kiến táo bạo là cho phép chuyển các loại súng lớn. Ý kiến này được
chấp thuận. Từ khi có súng đạn chi viện kịp thời, Khu 5 đã đánh thắng