232
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
tăng cường về đây chịu trách nhiệm về công tác Đảng và công tác tư
tưởng. Đây là công trường làm đường lớn nhất với thời gian nhanh nhất,
có ý nghĩa chiến lược của hệ thống con đường mang tên Bác” (Xẻ dọc
Trường Sơn - NXB Giao thông Vận tải - 1985, tr. 76 - 77).
Con đường 20 này được đặt tên là đường Quyết Thắng. Mồng 1 Tết
năm Bính Ngọ, tức ngày 21/1/1966, lúc 8 giờ sáng, bộ đội đã cho nổ
một khối bộc phá TNT khổng lồ, chính thức mở màn cho chiến dịch làm
đường. Về sau, đây là trọng điểm mà địch đánh phá khốc liệt nhất, dữ
dội nhất. Tại đây, trọng điểm ATP (A là gọi tắt của cua chữ A, ngầm
Talê và đèo Phu La Nhích) đã trở thành một điển hình của chiến lược
ngăn chặn và chống ngăn chặn trên đường Trường Sơn, vì cửa khẩu
từ đường 20 vào có điều kiện tiếp cận nhanh với chiến trường. Nhưng
cuối cùng giặc Mỹ cũng bất lực trước quyết tâm ”Xẻ dọc Trường Sơn đi
cứu nước”...
Không chỉ có quyết tâm mà bộ đội ta còn vận dụng cả tài trí thông
minh.
Chẳng hạn, đối phó với máy thăm dò điện tử - một loại thiết bị có
khả năng đoán biết sự có mặt của con người, được máy bay rải khắp
Trường Sơn - bộ đội ta đã dùng những thùng... nước tiểu (!) đặt rải rác
trong rừng để khống chế tầm hoạt động của chúng! Vì máy điện tử
này không có khả năng phân biệt người thật với nước tiểu của người.
Thế là theo sự chỉ dẫn của máy, từng tốp máy bay lao vào những nơi
không có người để trút bom xuống đó! Khi tìm hiểu được điều lý thú
này, một nhà báo Mỹ đã viết: “Dùng nước tiểu để chống lại máy thăm
dò điện tử. Hình ảnh đó thật là hoàn chỉnh, khi ấy tôi nghĩ người Việt
Nam thật là đẹp, dũng cảm và lôgich. Họ đã cho thế giới thấy khoảng
cách ghê gớm giữa khoa học kỹ thuật với sức mạnh thuần túy của con
người tới mức bất kỳ một nhà viết tiểu thuyết hay một nhà sáng tác
nào cũng không tưởng tượng ra nổi”.
Thậm chí, trên đường Trường Sơn này, một cây gậy đơn sơ cũng có
phần góp sức hữu hiệu cho người chiến sĩ, khi họ hành quân đường
dài, mang vác nặng, vượt qua dốc thẳm, núi cao, suối sâu một cách dễ