91
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Phạm Trọng Tuyển tham gia phong
trào Văn Thân kháng Pháp. Sau khi
phong trào thất bại, nhờ là bạn học với
Tổng đốc Hoàng Cao Khải nên Khải
can thiệp cho cha con cụ Tuyển lên
Thất Khê(Cao Bằng). Tiếng là cho đi
dạy học, nhưng đó là nơi rừng thiêng
nước độc. Khi cha mất, ông Mỹ phải
đeo gói xương cha vượt bao chặng
đường cheo leo, hiểm trở để về lại
quê nhà. Dọc đường đi, nhiều lúc đói
quá ông phải ăn cả đất để cầm cự qua
ngày. Lúc nhỏ, Phạm Hồng Thái học
chữ Hán ở nhà. Đến tuổi thanh niên
mới hocï chữ Pháp ở trường huyện
Thất Khê. Chí sĩ Phan Bội Châu sau
này cho biết “Ban đầu Phạm học chữ Pháp với tinh thần rất nhẫn nại, cốt
để đạt đến điều hy vọng rất cao xa. Lòng thiết tha muốn được hiểu biết
y như con diều đói trông thấy chim non. Nhưng vào trường học được
mấy năm thì Phạm tỏ ra rất thất vọng, vì thấy người Pháp chuyên lấy
giáo dục nô lệ để đào tạo người Việt. Giáo dục chẳng qua là một cái mô
hình nô lệ tinh xảo mà thôi”. Vì vậy, Phạm Hồng Thái thường nói với
bạn bè cùng trang lứa:
- Ta không muốn sống thì thôi, chứ còn muốn sống thì phải cải tạo
cơ quan giáo dục đó. Muốn cải tạo cơ quan giáo dục thì trước hết phải
lật đổ chính phủ Pháp.
Năm 1920, anh bỏ về quê làm công nhân nhà máy điện Bến Thủy.
Do có trình độ nên anh được giao chức cai thợ. Không như những người
khác lợi dụng quyền chức để đè nén, ức hiếp công nhân, Phạm Hồng
Thái đã tuyên truyền, giáo dục công nhân tinh thần tương thân tương
trợ và đoàn kết. Mục đích của anh là giúp cho công nhân ý thức mình
là người nô lệ bị chủ Pháp bóc lột và phải đấu tranh chống lại sự bóc lột
đó. Anh thường tâm sự với những người tâm huyết:
Phạm Hồng Thái (1893-1924)