95
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
bắt đầu khai mạc. Trong lúc Lê Hồng Sơn đứng cảnh giới bên ngoài, thì
Phạm Hồng Thái len lỏi vào tận bên trong, tìm cách tiếp cận mục tiêu.
Mọi người vui vẻ nâng ly chúc tụng lẫn nhau.
Bỗng có tiếng súng nổ “Đoàng! Đoàng!” vang lên đinh tai nhức óc.
Tiếp đó, một tiếng nổ dữ dội hơn “Ầm!” tưởng chừng như rung chuyển
cả căn nhà đồ sộ. Tất cả nhốn nháo như ong vỡ tổ. Merlin hoảng hốt chui
tọt xuống gầm bàn, hắn bị thương nhẹ. Có năm người chết tại chỗ và mười
người bị thương nặng. Sau khi hành động xong, Phạm Hồng Thái chạy
ra sông Châu Giang. Bọn cảnh sát, mật thám đuổi theo rất ngặt. Phạm
Hồng Thái gieo mình xuống sông và anh dũng hy sinh. Qua ngày hôm
sau, 20/6/1924, Merlin rất khiếp sợ, lập tức rời khỏi Quảng Châu với lời
thanh minh gượng gạo: “- Liệu tôi có tránh khỏi những điều nguyền rủa,
nếu lưu lại một hai ngày sau nữa để gây ra cuộc mưu sát lần thứ hai có
thêm nhiều nạn nhân mới”. Về đến Hà Nội, y bị kiều dân Pháp gửi thư
phê phán là quá hèn nhát, không ở lại Quảng Châu lo chôn cất những
người xấu số đã vì y mà thiệt mạng! Cuối cùng Merlin đề nghị Chính phủ
Pháp cấp ngân sách đặc biệt cho Laprade, lãnh sự mới ở Quảng Châu
để truy lùng các nhà cách mạng Việt Nam và treo giải thưởng lớn cho ai
bắt được đồng phạm của liệt sĩ Phạm
Hồng Thái. Lúc này ở Hàng Châu,
chí sĩ Phan Bội Châu đã viết “Hồng
Thái truyện”. Tập truyện này, một
danh sĩ Trung Quốc là Lôi Tại Hán
có viết lời tựa trân trọng: “Người Việt
Nam luôn nổi dậy để mưu đồ gấp
sự nghiệp cách mạng. Không biết từ
khi cử sự đến nay dân tộc Việt Nam
đã phải bao lần hy sinh, đã tốn bao
nhiêu sinh mạng, nhưng chưa từng
thấy có cuộc chống đối nào ra mặt để
thế giới biết như vụ Sa Diện vừa đây.
Nguời Việt Nam thiếu kẻ anh hùng
hay cam chịu làm thân trâu ngựa cho
dị tộc chăng? Thưa rằng không! Bởi
Truyền đơn kỷ niệm ngày
Phạm Hồng Thái hy sinh