DANH NHÂN ĐẤT VIỆT - Trang 118

nhiều tác giả

Danh Nhân Đất Việt

Nhà thơ

Lý Tử Tấn

L

ý Tử Tấn (sau đổi là Nguyễn Tử Tấn) hiệu Chuyết Am, sinh năm

1378, quê ở làng Triều Đông, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh,
huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Ông thi đỗ Thái học sinh năm 1400, cùng
khoa với Nguyễn Trãi, dưới triều Hồ Quý Ly, nhưng không ra làm quan.
Sau khi Lê Lợi khởi nghĩa chống Minh, Lý Tử Tấn đã theo Lê Lợi và được
giao giữ chức Văn cáo, tức là làm nhiệm vụ thảo công văn, giấy tờ, thư
tín...
Cuộc kháng chiến chống Minh kết thúc thắng lợi, vương triều Lê ra đời, Lý
Tử Tấn lại có mặt trong công cuộc xây dựng vương triều mới. Ông làm
quan tới chức Nhập nội hành khiển tri tam quán kiêm Nhập thị kinh diên,
trải 3 đời vua: Lê Thái Tổ (1428 - 1433), Lê Thái Tông (1434 - 1442), Lê
Nhân Tông (1443 - 1459). Lý Tử Tấn mất năm nào chưa rõ. Căn cứ vào bài
tựa sách Việt âm thi tập, Lý Tử Tấn viết năm 1459, có thể suy đoán ông
mất phải sau năm ấy, tức là ông thọ hơn 80 tuổi.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, tên tuổi Lý Tử Tấn gắn liền với bài Phú
Xương Giang, ông viết để ca ngợi chiến công ngày 3-11-1427 của nghĩa
quân Lam Sơn đã tiêu diệt 7 vạn quân Minh và bắt sống mấy trăm tướng
lĩnh của giặc tại Xương Giang trong đó có Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Qua bài
Phú Xương Giang người đọc không chỉ thấy ở Lý Tử Tấn một trái tim yêu
nước thiết tha, một tinh thần tự hào dân tộc mà còn có một tư tưởng chính
trị sâu sắc khi ông nói về sự thành bại trong việc giữ nước.
Theo ông, muốn giữ vững nước, không cốt ở núi sông hiểm yếu, không cốt
ở binh hùng tướng mạnh, điều căn bản là phải có con người, có chính
nghĩa:
Có đức công mới lớn
Có người đất mới linh
Giữ nước không cốt ở hiểm yếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.