nhiều tác giả
Danh Nhân Đất Việt
Bố Cái Đại Vương
Phùng Hưng
V
ào nửa sau thế kỷ VIII, quyền thống trị của triều đình Trường An
đã bắt đầu suy yếu. Chiến tranh giữa "phiên trấn" và "triều đình" - mà đỉnh
cao là loạn An Sử - càng làm cho nhà Đường lụn bại. Uy quyền của bọn tiết
độ sứ và đô hộ ngày một tăng, chúng tự ý trưng thu thuế má. Cao Chính
Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc), năm 767 giúp kinh lược sứ
An Nam Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và
(Ja va) ở Chu Diên, sau đó y được cử làm đô hộ An Nam. Y ra sức bòn rút
của cải của nhân dân ta, đánh thuế rất nặng. Khoảng niên hiệu Đại Lịch
(766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của nhân
dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình nổi loạn, người hào trưởng đất
Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội) là Phùng Hưng
đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.
Sử liệu gốc ghi lại về Phùng Hưng không nhiều. Chỉ biết, Phùng Hưng xuất
thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm. Đường Lâm xưa kia
vốn là vùng đồi gò và rừng cây rậm rạp, thú vật dữ tợn thường hay lui tới,
nên nơi đây tục gọi là Đường Lâm hay Cam Lâm.
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người
đã từng vào trong cung nhà Đường Cao Tổ, đời Đường Vũ Đức (618-626)
dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là
Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ. Khoảng năm Nhâm Tuất
(722) đời Đường Khai Nguyên, ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai
Thúc Loan. Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên
giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người (theo bia Quảng Bá).
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một
lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức
khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ 2 là Phùng
Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba