CƠ HỘI ĐỘT PHÁ CỦA KINH TẾ VIỆT NAM
Bài viết đã đăng trên Tạp chí Doanh Nhân
Trong các phân tích về cơ hội đầu tư hay tài trợ của Quỹ Viasa, ban tín dụng
luôn lưu ý đến hai yếu tố then chốt: lợi thế cạnh tranh của dự án và kỹ năng,
kinh nghiệm của đội ngũ quản lý. Ở một bình diện lớn, nền kinh tế nửa thị
trường nửa xã hội của Việt Nam đang đối đầu với cả hai vấn nạn này.
CẠNH TRANH TRÊN BÌNH DIỆN VĨ MÔ
Trong chính sách phát triển kinh tế, chúng ta đã cố gắng rập khuôn theo mô
hình Trung Quốc lấy công nghiệp hóa, đô thị hóa và xuất khẩu hàng rẻ làm
ba phương tiện mũi nhọn. Theo báo cáo mới nhất, ba công nghệ ngốn nhiều
ngoại hối và tạo nhập siêu khủng lớn là ôtô, điện tử và thép. Điều tôi chắc
chắn là việc đầu tư tiền bạc, công sức và ưu đãi hỗ trợ vào ba công nghệ này
hoàn toàn không hiệu quả và không đem lại cho Việt Nam một lợi thế cạnh
tranh gì trên thương trường quốc tế.
Đây là hậu quả của việc bắt chước, thiếu suy nghĩ và hành động theo lý
thuyết lỗi thời, Trung Quốc có 1,3 tỷ dân, chuỗi công nghệ cung ứng linh
kiện hiện đại, hệ thống hạ tầng phát triển và “đổi mới” của họ đi trước chúng
ta 10 năm. Đó là lý do họ thành công trong công nghiệp hóa. Thêm vào đó,
ngành nông nghiệp của họ rất cổ hủ và tạo đói kém thường trực cho dân quê.
Đô thị hóa để đẩy dân nghèo lên thành phố, làm nhân công rẻ cho các
Xưởng máy xuất khẩu hàng rẻ là giải pháp hợp lý.
BÀI TOÁN CỦA VIỆT NAM
Các yếu tố này khác hẳn ở Việt Nam. Công nghệ cổ điển chúng ta không có
lợi thế cạnh tranh, nhưng nông nghiệp chúng ta không yếu kém đến độ phải
đẩy dân về thành, phố làm nhân công và sinh sống trong các khu ổ chuột.
Trên hết, bài toán gia công sản xuất hảng rẻ để xuất khẩu, cần suy tính lại vì,
hiệu quả đầu tư, vấn đề nhập siêu nguyên liệu và ô nhiễm môi trường.