Thêm vào đó, đội ngũ quản lý kinh tế vĩ mô hay doanh nghiệp nhà nước đều
kém kỹ năng vì nền giáo dục từ chương tụt hậu; cũng như không đủ kinh
nghiệm để sáng tạo hay đột phá. Hai yếu tố căn bản cho sự thành công trong
kinh doanh đều hụt hẫng trong bối cảnh này.
Trong khi đó, ở lĩnh vực tư nhân, các doanh nhân chạy theo mô hình phát
triển của Âu Mỹ lấy bất động sản, đòn bẩy nợ và dịch vụ tài chính làm trọng
tâm để phát triển kinh doanh. Nếu Âu Mỹ với một nền kinh tế mạnh mẽ và
lâu đời còn bị long đong với các bong bóng tài sản, thổi giá từ nợ nần và thủ
thuật tài chính, thì doanh, nghiệp Việt Nam bị sập bẫy là chuyện ai cũng
đoán được. Đó là cái giá của học phí.
Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng cơ hội đột phá của nền kinh tế Việt Nam và các
doanh nghiệp, tư nhân vẫn tiềm tàng và chứa nhiều hứa hẹn.
MÔ HÌNH DO THÁI
Tôi thường lấy thí dụ về xứ Israel năm 1948 khi vừa lập quốc. Một triệu
người dân cô đơn trên vùng sa mạc khô cằn đối diện với một thế lực thù
địch của hơn 100 triệu người Ả Rập. Chính quyển ưu tiên cho chương trình
hiện đại hóa nông nghiệp để bảo đảm nhu cầu thực phẩm trong chiến tranh.
Các nhà khoa học, chuyên gia đổ công sức vào việc nghiên cứu công nghệ
và quy trình phát triển để hữu hiệu hóa. mọi giai đoạn sản xuất. Kết quả là
sau 10 năm, Israel đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản cho thị
trường Âu châu và cả cho vùng đất mầu mỡ Phi châu.
Không lý do gì bài học Israel lại không thể ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam
nơi 67% dân số vẫn mưu sinh bằng nông nghiệp, nơi môi trường thiên nhiên
khá phù hợp và người dân đã có kinh nghiệm ngàn năm về canh tác. Những
tiến bộ trong 15 năm qua đã đem về cho Việt Nam các thành quả lớn về
nông nghiệp như số lượng gạo, cà phê, cao su, hải sản xuất khẩu luôn là “top
ten” của thế giới.
Người nông dân đã đạt các đỉnh cao này vót sự trợ giúp rất tượng trưng của
chính phủ. Trong khi đó, các quan làng xã đã đẻ ra bao nhiêu luật lệ “hành là
chính”, bao nhiêu phí chính thức và phong bì đen đỏ, bao nhiêu thủ thuật