Tuy nhiên, ảnh hưởng này không phải một chiều. Số chuyên viên Ấn, Hoa,
Trung Đông tại Silicon Valley và Wall Street càng ngày càng nắm giữ nhiều
chức vụ quản lý cao cấp tạo nên một mạng lưới với những suy nghĩ cổ
truyền từ Phương Đông. Trong khi đó, số diễn viên tài tử gốc Phi châu và
Latinh gia tăng nhanh chóng tại Hollywood đem lại những lăng kính không
chút Anglo Saxon nào trong sự đóng góp vào văn hóa toàn cầu.
(*)Tháng 2/2014 Satya Nadella người Ấn được chỉ định lên chức CEO của
Microsoft.
Tháng 8/2015 Google vừa cử Sundar Pichai người Ấn lên làm CEO của
công ty.
Năm 2016 bà Nooyi QUỐC tịch trở thênh CEO của PepsiCo là đai gia thực
phẩm-đồ uống, sở hữu 22 thương hiệu với giá trị mỗi thương hiệu lên tới
hơn 1 tỷ đô la.
Nguồn
http://happy.live/thoi-cua-cac-ceo-an-đo/
CÁC XUNG ĐỘT CHỦNG TỘC VÀ TÔN GIÁO SẼ GÂY NHIỀU BIẾN
THÁI
Dĩ nhiên, khi có “chung” thì phải có “đụng”. Ngoài những tranh cãi logic về
lý thuyết và thực dụng, các thành kiến về mầu da, bản sắc dân tộc, tập tục cổ
truyền cũng như tín ngưỡng sẽ tạo những điều chỉnh nhiều khi đi ngược với
nguyên lý “cởi mở”, “hội nhập” và “hòa đồng” của nền văn hóa toàn cầu.
Để tránh những xung đột này, văn hóa toàn cầu có thể trở nên “không bản
sắc”, “mở nhạt” và “do dự”. Từ đó, tư duy và phương cách sống của giới trẻ
cũng mất đi những lý tưởng cuồng nhiệt, những góc cạnh sắc bén, những ý
chí dũng cảm.., đã góp phần lớn vào việc phát triển các nền văn minh cổ
truyền. Không còn trắng đen mà chỉ là màu xám.
MẶT TRÁI CỦA VĂN HÓA TOÀN CẦU LÀ VÔ CẢM, PHIẾN DIỆN
VÀ HƯỞNG THỤ