TÓM LẠI, LỰC CHUYỂN VĂN HÓA SẼ:
Đem lại một thị trường thật rộng lớn nhưng đồng bộ và tương quan.
Doanh nghiệp bắt buộc phải ra biển lớn để phát triển và tồn tại, ngay cả với
những doanh nghiệp Mỹ hay Trung Quốc với thị trường nội địa khổng lồ.
Yếu tố và bản sắc địa phương sẽ dần dần bị loại bỏ. Thay vào đó, sản phẩm
phải có một góc cạnh gây ưa thích cho người tiêu dùng khắp thế giới.
Cơ hội sẽ mênh mông nhưng cạnh tranh cũng khắc nghiệt. Với thị
trường và văn hóa toàn cầu, bất cứ sản phẩm nào vượt trội đối thủ cũng sẽ
tạo cho doanh nghiệp “tiền tỷ đô la trong thời gian rất ngắn”. Trò chơi
Flappy Bird là một thí dụ quen thuộc của Việt Nam.. Tiếc là người sáng lập
Nguyễn Hà Đông tự rút lui, chứ nếu anh cứ tiếp tục cuộc chơi, anh sẽ là tỷ
phú đô la chỉ trong vài ba tháng (so với thời gian các tỷ phú đô la khác của
Việt Nam phải mất khi xây đế chế). Mặt trái của vấn đề là những cạnh tranh,
rủi ro và thử thách cũng nhiều vô số kể.
Hệ thống chính trị và kinh tế sẽ phải thay đổi để sống còn trong một văn
hóa toàn cầu.
Sức ép từ phía người dân mong muốn những tiện nghi và lợi ích của các
quốc gia giàu có khiến nhà cầm quyền phải thay đổi cơ chế hay là tự huỷ
diệt. Ngay cả một quốc gia to lớn như Trung Quốc cũng đang nói đến những
điều chỉnh quan trọng về kinh tế và chính trị, dù quyền lực và quyền lợi của
chính phủ và nhóm tư bản đỏ sẽ bị thiệt hại. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ
chứng kiến những cuộc di dân âm thầm nhưng vĩ đại. Tinh hoa và thành
phần tiến bộ của Trung Quốc sẽ tụ họp về những khu vực Âu Mỹ để thoả
mãn nhu cầu sinh hoạt của họ; để lại một Trung Quốc càng ngày càng yếu
kém và mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong cuộc chạy đua cùng các cường
quốc.
Chu kỳ hủy diệt để sáng tạo (creative destruction) sẽ rút ngắn khiến mọi
doanh nghiệp phải luôn sáng tạo và hào hứng.
Đây là một đặc tính của tuổi trẻ, chuyên tìm những mới lạ. Chóng mê nhưng
cũng chóng chán. Trong những thập kỷ tới, doanh nghiệp (hay quốc gia)