đoán một tương lai sáng ngời cho mọi ông bà chi tiền sộp là có kỹ năng tiếp
thị cao.
Tôi thường không tham dự vào các cuộc tiên đoán hàng năm. Dựa trên
thống kê (phải trừ bớt những thổi phồng) hay các trải nghiệm quá khứ (con
người luôn luôn tái diễn lịch sử qua các hành động ngu xuẩn về lâu dài) và
dựa trên trực giác (rất giống các bà có chồng ngoại tình), tôi hay đưa ra
những khuynh hướng (trend) của nền kinh tế vĩ mô hơn là những dự đoán
ngắn hạn và không ổn định. Tuy nhiên, hôm nay, nghe lời khích bác của vài
anh bạn, tôi thử dùng 3 nguyên tắc nói trên coi các tiên đoán của mình có
chính xác hơn không. Nó cũng sẽ định hướng tương lai nghề làm thầy bói
của tôi.
Trong các dự đoán thịnh hành, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6%
trong 2012, lạm phát xuống còn 9%,tỷ giá đứng yên, cán cân mậu dịch cải
thiện 23%, dự trữ ngoại hối tăng 18% v.v… Tóm lại, một nền kinh tế vĩ mô
khá ổn định và ấn tượng so với sự suy thoái chậm chạp của toàn cầu. Quan
chức chánh phủ cũng rất hãnh diện cho đây là kết quả của những quyết nghị
tuyên tuyền của mình để thay đổi hướng đi của kinh tế tài chánh.
NHỮNG THỰC TẾ SAU BỘ MẶT THÀNH TÍCH
Tuy nhiên, nếu các vị quan và các chuyên gia này sống thực trong một xã
hội đụng chạm với thực tế hàng ngày, như các doanh nghiệp tư nhân nhỏ
vừa hay các nhân viên sống nhờ đồng lương, họ sẽ nhận ra vài điều đáng
buồn. Chẳng hạn, nhập siêu giảm mạnh không phải vì xuất khầu tăng vượt
tốc, mà vì nhu cầu tiêu dùng cũng như các hoạt động sản xuất đã ngừng trệ
thảm hại. Đây cũng là lý do tỷ giá USD đã không tăng như dự đoán vì người
dân đã hết tiền để trữ đô la hay xài hàng nhập khẩu. Khi nền kinh tế suy
thoái trầm trọng, lượng cầu tiêu dùng giảm mạnh và lạm phát cũng như lãi
suất sẽ giảm theo. Đây không phải là những dấu hiệu tích cực để lạc quan.
Từ góc nhìn này, tôi sẽ đánh liều và tiên đoán các sự kiện nổi bật sau đây
của 2012 và vài năm tới: