DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 173

1.

Chánh phủ sẽ can thiệp mạnh hơn vào vận hành kinh tế:

Thay vì tiến về nền kinh tế thị trường và để mặc cho mọi thành phần tự điều
chỉnh theo khả năng, chánh phủ sẽ sợ cuộc khủng hoảng biến thái không
theo ý mình, nên các quan chức sẽ sử dụng mọi biện pháp hành chánh để lái
con tàu đi sâu vào nền kinh tế bao cấp. Trước đó là sẽ in tiền thoải mái, cứu
và không để ngân hàng nào phá sản; gần đây, là quyết nghị cứu thị trường
chứng khoán bằng “tái cấu trúc” toàn diện cơ chế. Việc đổ tiền để vực dậy
giá trị bất động sản đang được nghiên cứu, cũng như phương thức thu góp
hết vàng trong dân để chuyền thành ngoại hối hay tiền đồng.

Để tránh những bất ổn xã hội, khuynh hướng kiểm soát giá cả sẽ gia tăng và
xăng dầu cũng như điện nước sẽ được tiếp tục hổ trợ (subsidy).

Ngân sách nhà nước sẽ tăng thay vì giảm, nợ công tiếp tục tăng vọt vì đầu tư
công vào các dự án khủng hay cơ sở hạ tầng cần được duy trì để tạo bộ mặt
bền vững.

Đây cũng là tin khá tốt cho nền kinh tế dựa vào tiêu xài của chánh phủ và
quan hệ tốt với quan chức. Doanh nghiệp nhà nước sẽ dồi dào nguồn vốn và
tha hồ lợi dụng lợi thế độc quyền, đặc vị của mình. Doanh nhiệp tư nhân làm
ăn nhiều với chánh phủ có thể hưởng tăng trưởng tốt trong những năm suy
thoái tới.

2. Vàng và dầu sẽ gây lao đao cho tỷ giá và lạm phát

Tuy nhiên, các động thái can thiệp nói trên của chánh phủ sẽ không có ảnh
hưởng lâu dài vì hai yếu tố toàn cầu : giá vàng và dầu hỏa. Việc in tiền của
Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu (ECB) để cứu các ngân hàng lớn trong
khối Euro và gói kích cầu số 3 (QE 3) của Cơ Quan Dự Trữ Liên Bang Mỹ
(Fed) sẽ tiếp tục đẩy giá vàng và dầu hỏa lên và giá trị các bản vị USD hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.