DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 207

TS. Alan Phan: Nền kinh tế Việt Nam vẫn mới mở cửa, nhiều hoạt động
vẫn còn tính chất nguyên khai. Chúng ta đi sau các nước phát triển khác
hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nên các thách thức hiện nay là điều
bình thường. Vì trước đây thì họ cũng như chúng ta bây giờ.

Nhưng vì đi sau thì chúng ta phải lo tránh những sai lầm, hạn chế của người
đi trước. Nếu vẫn cố tình đi vào vết xe đổ thì đó không những là phí phạm
mà còn phải coi là ngu ngốc.

Ông có ấn tượng về giá trị gia tăng của doanh nhân Việt hiện nay?

TS. Alan Phan: Tôi cho là không nhiều, vì nhìn chung một bộ phận không
nhỏ vẫn có lối kinh doanh bầy đàn, thậm chí đi copy của nhau. Trong khi
nền kinh tế tri thức, doanh nhân phải dựa trên sự sáng tạo, trên tư duy mới
và trên khả năng điều chỉnh để thay đổi kịp thời. Còn nếu vẫn giữ tư duy cũ
của thời nông nghiệp 100 năm trước, thì họ sẽ không bao giờ bắt kịp được
các đối thủ.

Ông đang có những thay đổi gì và có ấp ủ dự án đầu tư nào ở Việt Nam?

TS. Alan Phan: Tôi chỉ mới trở về nước thường xuyên trong vài năm nay
và chia sẻ những nhận thức của mình, có thể đúng hay sai, với các doanh
nhân Việt. Phần lớn công việc và tài sản của tôi vẫn ở Mỹ và Trung Quốc.
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều điều kiện để thích
hợp với các mô hình kinh doanh của tôi. Do đó, tôi sẽ khó thâu hoạch được
kết quả tốt.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang thương lượng để đầu tư vào một vài dự án ở
Việt Nam.

Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, ông có muốn gửi thông điệp gì đến các
đồng nghiệp?

TS. Alan Phan: Tôi không có thông điệp gì cả, vì các doanh nhân trong
nước có những kỹ năng nhậy bén hơn tôi nhiều về môi trường làm ăn ở đây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.