Theo ông, bản lĩnh của doanh nhân Việt cần thể hiện như thế nào trong bối
cảnh hiện nay?
TS. Alan Phan: Tôi cho rằng, anh nào yếu thì phải chấp nhận thua thôi.
Những yếu kém mang tính kinh niên của doanh nhân Việt là kỹ năng quản
trị về tài chính rất yếu và phần lớn vẫn có tầm nhìn ngắn hạn, thay vì dài hạn
nên hệ quả là rủi ro về đạo đức rất cao.
Hai yếu tố trên là yếu kém nhất, còn những kỹ năng khác thì cũng chỉ là
bình thường, nó sẽ lớn mạnh dần theo thực tế. Nhưng nếu không muốn bị
đào thải thì chắc chắn họ phải thay đổi.
Với những khó khăn hiện nay, ông nghĩ giới doanh nhân Việt có thể vượt
qua như thế nào?
TS. Alan Phan: Như tôi đã nói ở trên, trong quá khứ, họ đã đối diện với khó
khăn còn “ly kỳ” hơn mà họ vẫn vượt qua, nên giờ đây khó khăn cũng là
chuyện bình thường. Chỉ lưu ý rằng, tình hình nay đã khác xưa, vì giờ họ
dùng những đòn bẩy tài chính quá lớn mà không quản lý nổi thì phải gặp rắc
rối lớn.
Tôi đã kể câu chuyện về một người Việt làm ăn tại Mỹ để các bạn hiểu rõ
hơn về bản lĩnh người Việt. Chị từ một công nhân thất nghiệp trong nước,
sang Đức, sang Mỹ làm công nhân, sau đó tích góp rồi vay tiền để mua lại
một cửa hàng, rồi sau đó hàng chục cửa hàng ăn uống, massage… và trở
thành một bà chủ giàu có, thành đạt. Chị Gấm này sau còn cố gắng đi học
ban đêm để trở thành một quản lý cấp trung của ngân hàng lớn Wells Fargo.
Thua cuộc chỉ là tạm thời…
Là một doanh nhân từng bôn ba khắp thế giới, ông có so sánh gì về môi
trường kinh doanh ở Việt Nam và các nước khác?