khẩu.
- Vì là tiền tệ dùng cho phần lớn dịch vụ tài chánh, các khoản nợ bằng US
dollar sẽ tạo thêm phí trả nợ nhất là với các nền kinh tế mới nổi như
Indonesia, Brasil, South Africa…Nguy hiểm hơn, các cá cược về tiền tệ trên
thị trường F/X (thị trường forex giữa các ngoại tệ mạnh, gọi là carry trade,
tổng cộng khoảng 12 ngàn tỷ USD) có thể bị nổ tung, tạo một khủng hoảng
tài chánh mới.
- Với Mỹ, việc tăng giá US dollar cũng đồng nghĩa với sự giảm khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tạo thua hụt cho doanh nghiệp Mỹ. Chứng
khoán Mỹ liên tiếp tụt điểm vì lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do
cơ quan Fed phải ngưng tạm chương trình tăng lãi suất tháng vừa rồi vì sợ
tạo một giá US dollar quá cao .
Tất cả những tác động trên đều có cơ hội tạo sóng tương tự cho nền kinh tế
Việt Nam nhưng điều khác biệt là Việt Nam vẫn còn điều hành một hệ thống
nửa nạc nửa mỡ, kiểu đầu voi tư bản với đuôi chuột xã hội. Do đó, chúng ta
phải phân tích ảnh hưởng của chúng trên từng góc cạnh và ngành nghề độc
đáo của Việt Nam.
Trước hết, phải hiểu rõ cốt lõi của loại kinh tế chỉ huy mà chúng ta đã copy
từ Trung Quốc.
3 ĐIỀU CĂN BẢN VÀ SẼ KHÔNG THAY ĐỔI TRONG THẬP NIÊN
TỚI
1. Sự phình to của bộ máy công quyền, khiến cho ngân sách có thể tiếp tục
gia tăng và gánh nặng này phải được cấn đối bằng thuế và nợ.
2. Quyền lực các cấp lãnh đạo đến từ những đặc quyển đặc lợi cấp phát cho
các doanh nghiệp nhà nước và công ty sân sau. Do đó, các cố gắng cổ phần
hóa hay tư nhân hóa chỉ là phần nổi để đáp ứng các đòi hỏi “kinh tế thị
trường” trong khi đa phần các sở hữu thật vẫn không đổi chủ.