3. Trong 10 năm tới, kinh tế Việt vẫn có cá thể là gia công và nông nghiệp.
Những hạ tầng cần để xây dựng một nền kinh tế hiện đại sẽ không thể hoàn
tất vì những giải pháp đều đi ngược với quyền lợi của lãnh đạo. Chẳng hạn
như nợ xấu của hệ thống ngân hàng, tính minh bạch của thị trường chứng
khoán, việc thả nổi tỷ giá và liên thông tiền tệ….(*)
(*) Những dự báo này của tác giả có thể đã cũ, không đúng hoàn toàn với
thực tế đang diễn ra tại Việt Nam bắt đầu từ thời điểm 2016 (BT)
3 DẤU HIỆU CÓ THỂ GỌI LÀ “TÍCH CỰC”
1. Sau những thất bại và trì trệ gần đây với các đầu cơ vào bất động sản,
chứng khoán và thi công cho chánh phủ, các đại gia Việt bắt đầu đổ tiền vào
ngành sản xuất và nông nghiệp (khá nhiều tiền đi qua kênh kiều-hối-quay-
đầu và FDI). Đây có thể coi như là những “đánh cược” dài hạn do sự tin
tưởng vào tiến bộ của nền kinh tế. (Cũng có thể những quyền lực phía sau
đang ép buộc các đại gia lớn về việc đầu tư này để cứu vãn cash flow, nhưng
phỏng đoán này không có bằng chứng).
2. Một tầng lớp trung lưu đang hình thành với thu nhập ổn định nhờ những
cải tiến về công nghệ, giáo dục toàn cầu và sự du nhập của các doanh nghiệp
nước ngoài. Nếu số lượng của tầng lớp này đạt hơn 25% dân số, những đột
phá về cơ chế và cân bằng quyền lực có thể xẩy ra. Tuy nhiên, không ai nghĩ
là quy trình sẽ hoàn tất trước 2030.
3. So với các quốc gia đối thủ, Việt Nam vẫn là một lựa chọn tốt của nhà đầu
tư FDI. Nhân công nhiều và rẻ, ưu đãi từ chánh phủ cao, chính sách thuế và
môi trường dễ thao túng, thị trường nội địa trẻ và nhiều hứa hẹn, cơ hội từ
các FTA (free trade agreements) tốt…là những nguyên nhân hấp dẫn dòng
tiền FDI.
Phải ghi nhớ thêm là nhìn từ lăng kính cao, qua những gam mầu sáng tối
vừa kể, đời sống của đại đa số người dân vẫn phải chịu “sống với lũ” có tên
là ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc, y tế bất cập, giáo dục xuống cấp...