CHO VÀ NHẬN
Vì thói quen quản lý hiệu quả các số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi
cho, đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng.
Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất vô
lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng
quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức.
Tạp chí Doanh Nhân
KHI TỶ PHÚ MỸ CHO…
Sau khi tạo dựng hai tài sản khổng lồ cho cá nhân trong suốt đời làm việc,
ông Bill Gates tặng lại cho từ thiện 60 tỷ dollars và ông Warren Buffett
tuyên bố sẽ đem hiến dâng đến 90% tài sản cho các chương trình vô vụ lợi.
Tôi nghĩ hành xử này đã đem lại một ảnh hưởng vô cùng lớn lao trên khắp
thế giới cho chủ nghĩa kinh tế tư bản và cho đế chế Mỹ, hiệu quà hơn cả
ngàn tỷ đồng chánh phủ Mỹ đã bỏ ra để bảo vệ quyền lợi mơ hồ tại
Afghanistan và Iraq.
Hai ông Gates và Buffett đã thay đổi hẳn tư duy của nhiều thế hệ về hình
ảnh xấu xí của các nhà tài phiệt. Họ và rất nhiều nhà tỷ phú khác của Mỹ
như Turner, Soros, Cooperman.. đã định vị lại giá trị cốt lõi của một siêu
cường kinh tế. Trong khi đó, khi qua Trung Quốc vào năm 2010 để kêu gọi
các tỷ phú Tàu đóng góp thêm cho xã hội, hai ông đã thất bại chỉ nhận “cam
kết” khoảng 100 triệu đô la. Sau đó, phần lớn các cam kết này đã “cuốn theo
chiều gió” vào quên lãng, kiểu các đại gia Việt Nam hay “thể hiện tên tuổi”
qua các cuộc đấu thầu từ thiện.
TRIẾT THUYẾT GIỮA CHO VÀ NHẬN
Qua lịch sử, con người luôn bị dằng co bởi “cho và nhận”. Kinh thánh Cơ
Đốc, triết lý và văn hóa Âu Mỹ luôn ca tụng người cho. Triết thuyết Phật thì
lấy đức từ bi làm căn nguyên, còn Koran của Hồi giáo cấm chuyện thu lãi
suất khi cho vay nợ. Trong khi đó, lòng tham và nhu cầu sinh tồn bắt con
người bình thường phải tranh đấu để “nhận” càng nhiều càng tốt, không