ALAN PHAN: DOANH NGHIỆP CÓ NÊN ĐẦU TƯ VỐN XÃ HỘI
TRONG NĂM 2012?
Bài viết do Lê Mỹ thực hiện
Diễn ra tại Thành phố Hổ Chí Minh trong vòng 12 tiếng đồng hồ ngày thứ 4
tuần này 16/2/2012, khoảng 20 diễn giả đến từ các lĩnh vực kinh tế, với trải
nghiệm doanh nghiệp thực tiễn của mình sẽ chia sẻ về cơ hội đầu tư và cách
kiếm tiên trong năm 2012 tại “Ngày hội đầu tư”,
VÀI NÉT VỀ “VỐN XÃ HỘI”
Một vài người trong số các diễn giả là chuyên gia kinh tế, đại diện quỹ đầu
tư nước ngoài, ở cả ba cương vị chuyên gia, quỹ đầu tư và là một doanh
nhân, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa, TS. Alan đã dành cho Diễn đàn Doanh
Nghiệp bài phỏng vấn về một chủ đề không được nhắc tới trong hội thảo,
nhưng lại là một vấn đề mà các doanh nghiệp đều rất quan tâm và có ý nghĩa
quyết định vị thế lẫn cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp trong tương lai, đó
là Vốn xã hội.
Trước hết, đối với tôi, vốn xã hội và kinh doanh là hai chuyện riêng biệt,
mặc dù một doanh nghiệp muốn thành công lâu dài thì phải rất quan tấm đẩy
mạnh vốn xã hội. Cụ thể và đầu tiên, doanh nghiệp phải quan tâm đến nhân
lực lao động - cốt lõi vốn xã hội quan trọng trong công việc kinh doanh và
xây dựng nền tảng doanh nghiệp - quan tâm đến cộng đồng xung quanh để
gây dựng, thiết lập và giữ vững niềm tin vào doanh nghiệp từ khách hàng,
đối tác đến nhân viên.
Nhưng đó là điều không thể bắt buộc và các chủ doanh nghiệp cũng không
phụ thuộc vào những trách nhiệm xã hội, như một phần của việc xây dựng
và khơi thông vốn xã hội. Nói riêng về trách nhiệm xã hội, thì đây là sự tự
nguyện của mỗi một lãnh đạo, là sự thể hiện tầm nhìn chiến lược, năng lực
và lựa chọn của mỗi một doanh nhân. Chúng ta có thể đặt để ra những lề
luật, quy định, cấm đoán doanh nghiệp không vi phạm, nhưng không thể ép
buộc doanh nghiệp quan tâm đến ‘Vốn xã hội” nói chung, đến cộng đồng,
đến an sinh của những đối tượng không thuộc về doanh nghiệp.