con và nghĩ chúng nó cũng học được từ mình nhiều thứ.
Về dạy con độc lập trong cuộc sống thì thời điểm nào là thích hợp nhất,
thưa ông? TS Alan Phan: Với trẻ con Mỹ thì tụi nó độc lập rất sớm, khoảng
hơn 11 tuổi. Với gia đình Việt tại Mỹ thì cũng tùy gia đình. Chẳng hạn con
đầu lòng của tôi, từ năm 13 tuổi, mặc dù mức sống gia đình tôi thuộc loại
trung lưu ở Mỹ, khá thoải mái về vật chất, nhưng nó vẫn dậy từ 5g sáng giao
báo để kiếm tiền thêm.
Năm 14 tuổi nó đi làm nhân công trong siêu thị, quét dọn và bán kem mỗi
ngày 2 tiếng sau khi tan học. Tiền kiếm được nó để dành đến năm 16 tuổi,
đủ mua một cái xe hơi cũ khoảng hơn 2.000 đô la. Tôi hoàn toàn có thể cho
nó số tiền ấy, nhưng đây là tiền riêng của nó nên nó trân trọng yêu quý cái
xe ấy vô cùng. Đó là một văn hóa tự lập tốt của Mỹ, rất phổ thông với các
thiếu niên mới lớn. Cũng có thể do gia đình khuyến khích tư duy tự lập, luôn
tìm câu hỏi cho mình.
Không phải gia đình Việt nào ở Mỹ cũng vậy. Những gia đình quản lý và
kiểm soát nhiều quá thì con sống tầm gửi; còn cởi mở thì con cải độc lập
hơn. Gia đình giàu ở Việt Nam mà gửi tiền quá nhiều cho con thì chúng chi
tiêu xài thôi. Rất nhiều đứa hư hỏng, do có tiền.
Mình sai thì mình phải nhận mình sai, không lấy uỵ quyền để bắt con phải
nghe theo. Hai con tôi thích tranh luận lắm. Nếu cả hai bên không thống
nhất thì tra cứu, tìm sách hay tài liệu để học thêm, tìm chân lý.
Đối với tôi, mình luôn luôn có thể sai.
Khi dạy con, nếu chúng không tự lập mạnh mẽ thì ra thế giới rất khó. Ở Việt
Nam, chúng không phải đối phó với nhiều thử thách vì sự bao bọc, nhưng
khi sống ở nước ngoài, chúng sẽ gặp vấn đề. Phần lớn học trò Á Đông hay
bị người Mỹ chê cười ở chỗ đó. Giới trẻ Mỹ dùng từ “wimp” (không xương
sống) để chỉ những thanh thiếu niên dựa dẫm vào gia đình, không biết tự
lập.