DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 52

KHI ĐAM MÊ TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC SỐNG

Lê Ngọc Sơn thực hiện

Động lực qua góc nhìn của chuyên gia kinh tế - TS. Alan Phan chia sẻ câu
chuyện tù chính cuộc đời mình...

THAY DỔI TƯ DUY THAY DỔI CUỘC DỜI

Thưa ông trong cuộc đời của mình có những bước ngoặt nào khiến ông nhớ
mãi?
TS. Alan Pham: Trước 30/4/1975, tôi là một doanh nhân khá có tiếng
ở đất Sài Gòn. Lúc đó là chủ một vài công ty, dưới có khoảng 20 ngàn nhân
viên, Có thể nói như vậy là thành công. Nhưng rồi 30/4/1975 xảy ra. Gia
đình tôi ra Hạm đội 7 và lên tàu qua đảo Guam,

Tôi nhớ cái cảm giác của tôi. Lúc đó tôi mất hết, vài triệu đô la là số tiền lớn
vào thời đó. Với không ít người, đó là cú sốc khá đáng kể. Nhưng với tôi,
trong buổi sáng, một mình bên bãi biển, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm. Tôi
mất hết nhưng điều lạ là thấy sự thanh bình tuyệt diệu.

Lúc trước ở Sài Gòn, sáng sớm 6 giờ, hai cô thư ký đã đến bàn đủ thứ công
việc. Nhưng hôm đó 4 giờ sáng ngồi ở bãi biển Guam, trong khi bà vợ cũ
của tôi thì nằm khóc thút thít, tôi lại thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc vì không ai
quấy rầy, không có chương trình, không có gì để làm cả ngày. Khi qua Mỹ,
tôi rời trại tị nạn sớm nhất. Và lúc ấy trong túi chỉ có vài trăm đô la. Chính
xác là bốn trăm đô la, một bà vợ, một đứa con và ở tạm căn hộ đằng sau của
một nhà thờ.

Lúc đó tôi không buồn bã chuyện mất mát, mà lấy một tập giấy hí hoáy kế
hoạch xem bây giờ phải làm gì để kiếm tiền, làm thế nào để có một sự
nghiệp khác. Bắt đầu lại - đó là thái độ của tôi với biến cố số một của đời
mình.

Ông đã chứng kiến những ai thiếu động lực và bỏ mặc cuộc đời mình cho
bão táp số phận cuốn đi chưa?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.