TS. Alan Phan: Kể đâu xa, trong gia đình tôi, tôi có người em trai và người
em gái. Có thể nói, sinh ra trong một môi trường gần như giống nhau, cũng
bố mẹ đó, cách nhau khoảng 3-4 tuổi. Có thể nói là không khác nhiều lắm.
Tuy nhiên mỗi người một số phận khác nhau.
Em trai tôi thua tôi 5 tuổi, lúc đó cậu ấy vừa mới tốt nghiệp ngành luật sư.
Nó thấy đời tự nhiên hụt hẫng, mất mát tất cả mọi thứ khi qua Mỹ chỉ vì
không còn được hành nghề luật sư nữa. Cái bằng đó vô dụng, bao nhiêu năm
học tập mất hết. Có thể bắt đầu lại dù rất khó khăn. Trong phản ứng, thái độ
của cậu ấy rất yếm thế, tiêu cực. Lúc đó cậu bắt đầu bỏ bê, hút sách, nhậu
nhẹt... Vì cậu nghĩ đời cậu bỏ đi. Và thực sự khi đã nghĩ mình là bỏ đi, thì
cuộc đời bỏ đi thật. Với lối tư duy như vậy, con người ta có thể đoán được
cái kết cục của cuộc đời. Đó là một thái độ khác dù chúng tôi cùng trong
một gia đình, cùng đối diện với một biến cố.
Trong khi đó cô em gái tôi ngược lại. Cô cũng không có gì tích cực lắm.
Trước đó cô hành nghề luật sư tương đối tốt, nhà cửa cũng rộng rãi ở Sài
Gòn. Tại Mỹ, cô đi học lại. Lúc đó Chính phủ Mỹ cho vay đi học. Cô nhận
thấy mình nói tiếng Anh không giỏi lắm thì không học luật sư nữa, mà học
kế toán. Mấy chục năm sau, cô là nhân viên cao cấp của hãng đa quốc
St.Gobain, đời sống thoải mái, có thể nói khá giả hơn người bình thường.
Còn tôi, sau biến cố, tôi bận rộn với chương trình mới của mình. Mình nghĩ
đến việc trước mặt, nghĩ cách làm thế nào để đời sống phong phú, hào hứng.
Lúc đó, tôi có dịp để chứng tỏ lại mình. Bây giờ bắt đầu như một trang giấy
mới, rất thoải mái. Thái độ của mình quyết định, định mệnh của mình.
Như vậy, để nói rằng, ba anh em nhưng ba số phận khác nhau, tất cả đều
thay đổi nhờ thái độ sống lạc quan hay bi quan...
Theo ông, đâu là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của những
người trẻ mới lập nghiệp
TS. Alan Phan: Theo tôi, có rất nhiều xúc tác ảnh hưởng, nhưng, có hai yếu
tố chính để quyết định sự thành công hay thất bại của các bạn trẻ khi lập
nghiệp.