DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 96

tranh để có được khách hàng mới, thị phần mới, với giá rẻ hơn so với việc
họ tự hoạch định, phát triển khách hàng và giành lấy thị phần đó.

Tại Việt Nam, nếu so sánh với các thị trường lân cận thì giá các doanh
nghiệp vẫn hơi cao, trong khi nguồn vốn đang bị thu hẹp do những biến
động về tỷ giá, lãi suất, lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô. Do vậy, cần một
thời gian nữa để các điều kiện đó chín muồi.

Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề gì khi tiến hành
M&A?

TS. Alan Phan: Theo kinh nghiệm của tôi khi làm ăn tại Trung Quốc, doanh
nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn hậu M&A. Doanh nghiệp phải
tính toán làm sao để hậu M&A phải vận hành được hai hệ thống quản trị
điều hành, hai hệ thống văn hóa khác nhau, thậm chí là hai hệ thống sản
phẩm khác nhau một cách êm xuôi và trơn tru. Nếu không, giao dịch M&A
sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, chứ chưa nói đến việc đem lại giá
trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Muốn vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn; quy trình khảo sát, nghiên cứu
phải chặt chẽ; nắm được những điểm mạnh, yếu của hai doanh nghiệp; đồng
thời dự liệu những khả năng xảy ra khi kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu
đó; dự liệu sự xuất hiện các yếu tố của doanh nghiệp này ở thị trường, ở
khách hàng của doanh nghiệp khác.

Đặc biệt, M&A là hoạt động đòi hỏi phải hết sức chuyên nghiệp, cần có đội
ngũ chuyên biệt để tiến, hành việc này. Tại Mỹ, Cisco Systems là một doanh
nghiệp rất thành, công với chiến lược dùng M&A làm đòn bẩy để phát triển.
Họ có riêng một đội ngũ để tiến hành M&A. Doanh nghiệp Việt Nam có thể
tham khảo kỹ lưỡng những phương thức mà Cisco Systems đã làm và thành
công.

Ông đánh giá thế nào về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đối với
lĩnh vực M&A tại Việt Nam hiện nay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.