sự kiện thế giới. Các chương trình tin tức dường như không bao giờ đáp
ứng đủ nhu cầu của thói quen “đa chức năng” của chúng ta với một dòng
liên tục không dứt các thông tin về giá cổ phiếu, tin tức mới nhất, dự báo
thời tiết v.v...
Các nhà sản xuất cũng cần phải có một sự tăng tốc. Những nhà sản xuất
giành chiến thắng không còn là những nhà sản xuất với những sản phẩm tốt
nhất nữa mà là nhà sản xuất có dây chuyền cung ứng nhanh nhất. Tác giả và
là chuyên gia về các dây chuyền cung ứng, Rob Rodin nói rằng các công ty
ngày nay không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải kết nối được với “ba
nhu cầu vô độ của kinh doanh - miễn phí, hoàn hảo và ngay lập tức”. Giúp
biến nhu cầu “ngay lập tức” thành sự thật có mạng máy tính băng thông
rộng, dịch vụ giao hàng 24/24, thẻ RFID, quá trình sản xuất “đúng” (nguyên
văn là “just-in-time”: đây là một khái niệm trong sản xuất hiện đại, “đúng
sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng địa điểm - và vào đúng thời điểm
cần thiết”). Những nhà sản xuất hàng đầu như Dell và Toyota đã tận dụng
được đúng điều mà nhà xã hội học Alvin Toffler dự đoán năm 1965: “Khi
nhịp độ kinh doanh tăng lên thì mỗi đơn vị thời gian đều trở nên có giá trị
hơn.”
Cách đây một thế kỷ, một chuyến đi đến một cửa hàng có thể khiến bạn mất
cả một ngày, nhưng ngày nay, hầu hết tất cả chúng ta đều có thể đi mua sắm
“ngay bên cạnh nhà”. Năm 1986, trước thời kỳ của sự tăng tốc lớn, nước
Mỹ có nhiều trường học hơn là các trung tâm mua sắm. Ngày nay, số lượng
các trung tâm mua sắm nhiều gấp đôi các trường học. Trong những trung
tâm mua sắm này, các cửa hàng cung cấp số lượng hàng hóa nhiều gấp ba
lần so với năm 1986, và sự đổi mới trong hệ thống thanh toán, thu ngân
giúp khách hàng không còn phải đứng xếp hàng chờ thanh toán như trước
đây.
Trước khi Định luật Moore ra đời, người Mỹ nổi tiếng là những người
“không đi du lịch”, chỉ có khoảng 3 triệu người du lịch đến châu Âu mỗi
năm. Ngày nay, nhờ chi phí đi lại rẻ hơn và có nhiều hãng hàng không cũng