SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
dài tới Gò Vấp, thêm rau cải, thuốc hút (gọi thuốc Gò,
dùng phân bánh dầu) và ngành dệt, nhuộm tơ lụa (An
Nhơn). Làng Hanh Thông bao trùm chợ Gò Vấp, nơi
văn vật, nhiều người đỗ đạt ở mức trung bình, từ cuối
thế kỷ thứ XVII đã có đình thành hoàng.
Rạch Thị Nghè ăn ngược lên Bàu Cát. Khúc ngọn
này mang tên Nhiêu Lộc (nhiêu học, tên Lộc), xưa gọi
Hậu Giang, nơi Nguyễn Ánh thường chọn trú binh trước
khi đánh Sài Gòn. Rạch Nhiêu Lộc mang nhiều nhánh
nhóc nay đã lấp, chẳng ai còn nhớ như suối Trường
Bình, rạch Cầu Huệ, rạch Bà Tiệm. Nổi danh là xóm
Hòa Hưng, nơi Võ Trường Toản dạy học và xóm Chí
Hòa nơi Nguyễn Tri Phương đặt bản doanh.
Phía Tây Bắc của Bến Nghé, ruộng rẫy thưa thớt,
nên kể khu vườn xoài Tân Sơn Nhất, gò Cẩm Đệm, chùa
Giác Lâm. Đầu đường lên biên giới Việt - Cam-pu-chia,
từ Sài Gòn lên Hòa Hưng, Chí Hòa, Bà Quẹo, Hóc Môn,
Củ Chi, Trảng Bàng đến rừng Tây Ninh trù phú, đỉnh
Bà Đen cao nhất Nam Bộ hiện ở chân trời. Con đường
này làm ranh giới giữa đất phù sa cổ sông Đồng Nai và
đất phù sa mới sông Vàm Cỏ, trong lưu vực sông Cửu
Long. Ranh giới giữa rừng đất cao, gò nổi và khu vực
trũng nhiều phèn nối qua Đồng Tháp Mười.
Tướng Tôn Thất Hiệp rồi tướng Nguyễn Tri Phương
đều nhất trí chọn lựa khu đất nằm trong địa phận làng
Chí Hòa và Phú Thọ nằm dọc theo rạch Nhiêu Lộc, lấy
con đường đi Tây Ninh (Cách mạng tháng Tám ngày
nay) làm trung tâm để xây đồn lũy vì nhiều lý do: