SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
cây to nhỏ. Ban ngày trên chòi canh treo cờ làm hiệu,
ban đêm đốt lửa.
*
* *
Tháng 4-1859, khi Đại đồn vừa khởi công xây, giặc
thử thám sát lên gò Cây Mai, đụng với quân tuần tiễu
của ta, hai bên đều bị thiệt hại. Đầu năm 1860, giặc mở
cuộc tấn công nhỏ nhưng ta nắm phần chủ động, nhiều
xác giặc bỏ lại. Lúc giặc yếu vì đại quân còn ở Thượng
Hải, ta đào chiến hào đôi để ngăn cách Sài Gòn và Chợ
Lớn; khi còn 400 mét đến chùa Kiểng Phước, giặc đem
quân chiếm chùa. Đêm 3 rạng 4-7 năm 1860, tướng Tôn
Thất Hiệp đánh ngay, giặc cố thủ chờ viện binh từ Sài
Gòn đến giải cứu. Sau vụ tổn thất này, Tôn Thất Hiệp
bị khiển trách, Nguyễn Tri Phương vào thay thế, chỉnh
đốn quân ngũ và phòng tuyến.
Hơn bảy tháng sau, trong hai ngày 24 và 25-2-1861,
với quân hùng hậu từ Thượng Hải về, Đô đốc Xạc-ne
(Charner) tấn công vào Đại đồn, xuất phát từ Cây Mai,
bọc lên Bà Quẹo, sườn Tây Bắc của chiến lũy.
Tranh vẽ thời ấy cho thấy quân Pháp bố trí từng
mảng vuông, lính đứng sát vào nhau, trọng pháo do
lừa kéo, sĩ quan cưỡi ngựa mang gươm, kiểu giàn trận
châu Âu. Súng cá nhân và đại bác của giặc bắn xa và
chính xác. Đại bác của ta bắn mươi phát chưa đậu được
một hai, tuy đúc phỏng theo kiểu Tây phương nhưng
kỹ thuật lạc hậu đến non một thế kỷ. Giặc dùng chiến