Đất Khách Quê Người là một phần máu thịt của ông, là quê hương, gia tộc,
gia đình ông. Mỗi nhân vật trong sách dù xa hay gần, trực tiếp hay gián
tiếp…đều là người thân của ông hoặc người ông đã tiếp cận, được sinh ra
và lớn lên trong bối cảnh bi thương của con người, buộc phải rời Tổ quốc
vượt ngàn dặm biển để kiếm sống nơi đất khách quê người.
Mario Puzo là tác giả liên tục thành công trong nhiều cuốn sách, mà tiêu
biểu là Bố Già, đã vạch trần và lên án các tập đoàn tội ác Mafia, hoạt động
trên đất Mỹ và địa bàn liên quan, với đường dây buôn lậu ma tuý, gái mãi
dâm, sòng bạc, ám sát, khống chế, bắt cóc tống tiền.
Đất Khách Quê Người khi được xuất bản đã nhanh chóng được công chúng
chào đón và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Khác với tác phẩm Bố Già – tận
cùng mãnh liệt, trong Đất Khách Quê Người, chúng ta nhận diện một
Mario Puzo hồn hậu, sâu xa, tinh tế. Bằng văn phong bình dân, ông viết
sinh động và phong phú, xây dựng nên một bản dân ca bi hùng tráng, ly kỳ
trong cụ thể, đồ sộ trong giản đơn…Ông đã sống, đã yêu, đã đau khổ và vui
sướng cho tác phẩm rất chân phương và lạ lùng này.
Nếu Bố Già là đỉnh nhọn thì Đất Khách Quê Người là mặt bằng rộng lớn,
với chiều sâu của nhà văn thấu suốt con người và vì lợi ích con người mà
chiến đấu bằng bút lực dữ dội, làm rung động lòng người. Toàn bộ khung
cảnh cuộc hành hương này được Mario Puzo khái quát vào cuộc sống một
gia đình lưu vong người Ý Angeluzzi-Corbo, mà góa phụ Lucia Santa một
người đàn bà nghèo khổ, dốt nát nhưng là người mẹ sống chết vì con, đầy
bản sắc Ý và rất đỗi anh hùng.
Năm mười bảy tuổi Lucia Santa cùng hai người bạn gái rời gia đình vượt
mấy ngàn cây số trên đại dương để sang Mỹ lấy chồng, mà chàng trai ấy cô
chỉ nhớ thoang thoáng là có cùng chơi giỡn với nhau lúc nhỏ. Nhà nghèo
nên ngày Lucia Santa ra đi, ông già không cho nổi con gái cưng một bộ đồ