Nguyễn Nộn nói:
- Quả quân sư xét việc rất tài, đến Tư Mã Trọng Đạt cũng chẳng hơn
gì. Đúng là ta muốn đánh xong phía Đông, gồm thâu binh lực, sau đó mới
tính đến họ Trần. Ý quân sư thế nào?
(Tư Mã Trọng Đạt: Tư Mã Ý, danh tướng nước Nguỵ thời Tam Quốc.
Ông theo đạo Vô Vi nên thường tránh những cuộc giao tranh. Ông chủ
trương và biết kết thúc chiến tranh bằng cách tốn ít xương máu nhất. Chính
vì vậy thừa tướng Thục Hán là Gia Cát Lượng sáu lần đánh Nguỵ đều thất
bại, phải rút quân về. Sau này con cháu Tư Mã Ý lần lượt diệt Nguỵ, Thục,
Ngô thống nhất Trung Quốc, lập nên nhà Tấn. Thời Lý, Trần ở nước ta các
tư liệu về nhân vật thời Tam Quốc đều được du nhập qua con đường sử
sách bác học của giới trí thức hoặc do những nghệ nhân lang thang kể
chuyện. Bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa như ngày nay chúng ta đang đọc lúc ấy
chưa ra đời)
Nguyên Bá nói:
- Xin đại vương đừng làm vậy. Sở dĩ anh hùng hào kiệt đất Bắc theo
về với đại vương là vì ngài biết giữ tín nghĩa. Lâu nay hai nhà Nguyễn,
Đoàn liên thủ tạo ra thế phên giậu, vì thế họ Trần không làm gì được. Bây
giờ đại vương đánh Hồng châu, một khi chiến sự nổ ra, nếu quyết đánh cho
kì được thì hao binh tổn tướng mà chắc gì ta đã thủ thắng, lúc ấy không còn
liên kết nữa hai bên đều yếu đi, họ Trần sẽ nhân cơ hội đó mà thôn tính
từng nhà. Như thế có phải tự nhiên tạo ra cái thế trai cò đấu nhau, lão ông
đắc lợi không? Còn không đánh cho kì thắng thì chẳng được gì mà lại gây
thù chuốc oán, khác nào tự chặt tay mình. Vả lại Đoàn vương cũng không
có lỗi gì với bên ta mà cất quân đến đánh là không chính danh, đã không
chính danh tất mang tiếng bất nghĩa, thiên hạ sẽ nghĩ thế nào về đại vương
đây?
Nguyễn Nộn hỏi: