(La thành và Đại La Thành: Vị trí hai toà thành này cho đến nay
(2001) vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số học giả dựa vào di vật khảo
cổ và những di tích còn lại xác định thành Đại La chạy từ Vĩnh Tuy dọc
theo sông Nhị lên bao lấy Tây Hồ, theo tả ngạn sông Tô Lịch, qua đường
Láng, phố Đại La, phố Minh Khai về Vĩnh Tuy, tổng cộng chiều dài
khoảng 30km)
Nguyễn Nộn theo kế của Nguyên Bá, lập tức cho quân thi hành.
Nguyên Bá chọn trong đám du binh những người tinh tráng khoẻ mạnh,
thành lập đạo hoả công binh đưa ra giữa cánh đồng đắp luỹ giả luyện tập.
Khi ấy đang là tháng giêng, trời mưa phùn và rét lắm. Nguyên Bá ngày nào
cũng đem quân đi tập nên bị cảm lạnh, lúc đầu chỉ ho húng hắng nhưng sau
bệnh tăng lên, phát sốt, phải giao việc luyện quân cho viên tuỳ tướng là
Phan Ma Lôi. Ma Lôi nguyên người Chiêm Thành sang buôn bán ở Ai Lao
rồi đến Đại Việt (Theo ĐVsktt), nhân gặp lúc Nguyễn Nộn chiêu binh mới
tới ra mắt. Nguyễn Nộn vốn tính hiếu kì, thấy Ma Lôi nói tiếng Việt không
sõi, nghe là lạ, nhận vào làm nô. Đỗ Nguyên Bá thấy Ma Lôi thông minh
sắc sảo lại chăm chỉ mới xin Nguyễn Nộn cho mình, làm tuỳ tướng. Những
công việc Nguyên Bá giao, Ma Lôi đều làm rất chu đáo. Vì vậy Nguyên Bá
mới dạy Ma Lôi học chữ và cách dùng binh. Ma Lôi học đến đâu nhớ đến
đấy, được Nguyên Bá khen là người cơ trí. Qua rằm tháng giêng, Nguyên
Bá ốm càng nặng, Nguyễn Nộn đến thăm. Nguyên Bá hỏi:
- Mọi việc đại vương đã chuẩn bị đến đâu rồi?
Nguyễn Nộn bảo:
- Xong cả rồi, chỉ chờ quân sư khoẻ là khởi binh thôi.
Nguyên Bá nói:
- Nhỡ tôi không khỏi thì sao? Mai là ngày Hoàng Đạo, đại vương nên
cất quân đi ngay thôi, để chậm lại, mấy tháng nữa nước sông lên to lúc ấy