khác. Tuy nhiên, chỉ khi được niêm yết trên thị trường New York, khối
lượng mới thực sự được tăng lên.
ETF đầu tiên và lớn nhất được tung ra ở Mỹ là streetTRACKS Gold
Shares, xuất hiện công khai vào tháng 11/2004. Tháng 5/2008, nó được đặt
tên lại là SPDR Gold Shares và trang web là www.spdrgoldshares.com.
Sự xuất hiện trên được Comex Gold Trust (IAU) thực hiện tiếp sau đó
vào
tháng
1/2005
(
thông
tin
chi
tiết
tại
website:
www.ishares.com/product_info/fund/overview/IAU.htm). Vào thời điểm
viết cuốn sách này, SPDR có hơn 630 tấn vàng tín thác, và có thêm 67 tấn
vàng hoặc tương đương trong COMEX Gold Trust, cộng với các lượng nhỏ
hơn trong các công cụ khác (London, Johannesburg, v.v…). Trong Hình 8-
1, tôi cho rằng chỉ có các ETF Ấn Độ là trọn vẹn song vẫn có tranh luận về
việc các ETF có thực sự làm đại diện được không vì chúng không cần đến
vàng được chỉ định trong tất cả các trường hợp. Mối quan tâm tổng thể tới
các ETF Ấn Độ cũng rất nhỏ. Quả thực, vẫn còn quá nhiều ETF nhỏ, khác
biệt khiến bức tranh trở nên lộn xộn.
Tuy nhiên, có ít người nghi ngờ rằng những người hoài nghi có khái
niệm sai về tốc độ tăng trưởng nhanh - được chứng minh ở phía dưới – và
về số tấn tuyệt đối, với các ETF Mỹ vào thời điểm viết cuốn sách này vẫn
đang nắm giữ khoảng 700 tấn vàng.
Trong Hình 8-1, ở dưới đây, xin lưu ý rằng vì để làm rõ, tôi đã bỏ qua
mười trong số các ETF nhỏ, trong đó chỉ có ba quỹ lớn nhất. Những cân đối
mà mười quỹ nhỏ hơn đã tích lũy đóng góp rất ít cho việc làm nổi bật bức
tranh tổng thể về đầu tư và thay vào đó, sẽ chỉ khiến cho bảng biểu trở nên
rối rắm hơn. Tổng tích lũy của ba ETF được trình bày là 758,04 tấn, ít hơn
xấp xỉ 120 tấn so với tổng của 13 ETF. Tuy nhiên, việc bỏ qua các ETF nhỏ