Ở châu Á và Trung Đông, các miếng vàng được đánh dấu cho biết trọng
lượng, và đặc thù có bảng trưng bày trên tường có giá vàng cập nhật, giá
chào bán, cộng với một khoản phí nhỏ cho nhà sản xuất và lợi nhuận. Nếu
điều này ở chừng mực nào đó nghe còn lạ lẫm. Tôi xin lấy một câu chuyện
cá nhân để chứng minh điểm này. Khi tôi sắp cưới ở Hồng Kông, tôi đã đến
các cửa hàng trang sức để mua nhẫn cưới. Đối với vợ tôi (bây giờ), không
có vấn đề gì vì họ có một chiếc nhẫn vừa vặn. Nhưng thật không may, họ sẽ
phải chế tác một chiếc cho tôi; không vấn đề gì. Chúng tôi nói chuyện về tất
cả những điều thông thường về kích cỡ, độ dày, độ nguyên chất, v.v… Phải
mất một tuần mới có nhẫn. Câu hỏi cuối cùng: “Liệu ông có muốn mua giá
kim loại này ngày hôm nay hay không hay ông muốn mua theo giá vào
ngày lấy nhẫn?” Đây không phải loại câu hỏi được đưa ra ở Tiffany’s! Một
chút tự tin, tôi đã chọn mua vào ngay ngày hôm đó - sự lựa chọn đúng đắn
khi chiếc nhẫn đã tăng thêm 5 đô-la chỉ bảy ngày sau.
Tôi đã chứng kiến điều này nhiều lần trong sáu năm ở Hồng Kông. Tôi
vẫn ngạc nhiên trước những dòng mà tôi thường thấy bên ngoài các cửa
hàng trang sức sau những đợt giảm giá mạnh của giá vàng. Mặc dù nguyên
tắc chung từ quan điểm giao dịch là nhu cầu tự nhiên không đóng góp gì
cho tới khi giá bình ổn ở các mức thấp hơn, trạng thái tâm lý là nguyên
nhân làm nó có thể luôn giảm xuống, và người có nhu cầu thường chờ đợi
cho tới khi giá bắt đầu tăng cao trở lại.
NHỮNG NỀN VĂN HÓA KHÁC NHAU, NHỮNG LÝ DO CƠ BẢN
KHÁC NHAU
Hai là, lý do cơ bản đằng sau việc mua trang sức vàng là sự khác nhau
giữa các nền văn hóa. Theo một quan điểm của phương Tây, trang sức được
mua vào những dịp đặc biệt, khi nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn thực sự là lần
duy nhất khi được xem là cần thiết phải mua. Về mặt cá nhân, tôi không