thích tới cửa hàng trang sức ở phương Tây vì ở đó thường dường như có
thái độ rằng bạn là người may mắn khi được phép đi qua các cổng an ninh
một mình để táo bạo xem các đồ trang sức. Vì thế, nếu điều này làm cho tôi
cảm thấy không thoải mái, tôi chắc chắn nhiều người khác cũng có cảm
giác này.
Ở châu Á, tôi có một vài nỗi băn khoăn như vậy. Các lễ cưới ở Ấn Độ là
một trong những sự kiện được nhiều người biết tới nhất, khi cô dâu được
trang điểm bằng số vàng trang sức chính là tài sản của cô ta. Đây cũng là
trường hợp ở một số vùng nông thôn khi tài sản duy nhất mà một người phụ
nữ có thể có là đồ trang sức, và điều này trở nên phổ biến trong toàn xã hội
Ấn Độ.
Tương tự, trong xã hội Trung Quốc, vàng được trao trong lễ cưới (chủ
yếu là ở dạng lắc tay) cùng những dịp như ngày sinh nhật của con. Lại một
lần nữa, tôi xin lấy một câu chuyện để giải thích thêm về điều này, khi khái
niệm này dường như vẫn còn xa lạ với xã hội phương Tây. Cả hai con tôi
đều sinh ra ở Hồng Kông. Vào ngày sinh nhật con, bạn bè và họ hàng của
vợ tôi - là người Trung Quốc - đều đến và đem theo quà tặng, trong đó có cả
lắc, kiềng, và trang sức bằng vàng. Ở phương Tây, quà tặng thường là đồ
chơi và các con thú nhồi bông. Quả thực, toàn bộ sự kiện này có thể khiến
cho người ta có cảm giác người Trung Quốc quá hào phóng. Tuy nhiên, sự
khác biệt nằm ở việc định giá vàng trang sức giữa phương Đông và phương
Tây dù số tiền chi tiêu không khác nhau.
Phải thừa nhận rằng trẻ con không hào hứng lắm với vàng như khi còn
bé thơ, thậm chí chúng chỉ thích đồ chơi vào dịp sinh nhật. Quả thực, ngày
càng có sự ưa thích đối với năm Tý, được thể hiện bằng con chuột, mặc dù
thế giới đã có một con chuột vĩ đại – Mickey. Tuy nhiên, 10 năm sau đó,