Tôi không đưa ra thời gian chính xác cho những lễ hội này vì chúng
được xác định theo âm lịch và khác nhau theo năm. Trước đây, có những
dấu hiệu nhất định - chủ yếu là chiêm tinh – có thể tính toán cho những
ngày này. Ví dụ, theo người Trung Quốc, có những năm rất tốt cho việc
cưới xin và/hoặc sinh con. Năm rồng - lặp lại sau 12 năm (một giáp) - được
xem là năm đặc biệt may mắn; vì vậy, số vụ cưới xin và sinh con sẽ tăng
mạnh. Điều ngược lại có thể đúng với một số tháng trong những năm nhất
định; đơn cử tháng cô hồn (tháng Bảy âm lịch) là tháng đặc biệt không
được ưa thích.
Tuy nhiên, trong khi những sự kiện này là quan trọng đối với toàn bộ
việc tiêu thụ hàng hóa vật chất trong một năm nhất định, chúng sẽ không
nhất thiết có tác động trong một tháng nhất định vì người bán lẻ sẽ xem xét
tự tăng mức mua trước khi dự kiến mua (hoặc giảm trước tháng cô hồn), và
trong trường hợp một gia đình Ấn Độ có con gái, bậc cha mẹ có thể bắt đầu
tích vàng từ khi đứa con đó được sinh ra hơn là chờ tới khi người con đó lấy
chồng. Vì vậy, cả người mua và bán đều tính đến những biến động của thị
trường.
Đối với tất cả mọi người, vàng là sự cất giữ giá trị chủ ý, là liều thuốc
chữa bách bệnh trong những thời điểm bất ổn. Tuy nhiên, giá trị sử dụng to
lớn nhất của vàng vẫn là làm đồ trang sức. Mặc dù phải thừa nhận rằng khái
niệm về đồ trang sức là khác nhau; một số người mua vàng tại cửa hàng
Tiffany có thể có cảm xúc hoàn toàn khác nhau so với những người mua
miếng vàng có trọng lượng tương đương ở châu Á. Có thể, mức thuế khi
mua vàng trang sức là khác nhau so với kim loại đầu tư tại một nước cụ thể,
và vì thế, việc mua trang sức đơn giản là có chi phí cao hơn so với việc mua
một thanh vàng nhỏ.