Lập luận này dường như đã tiếp tục từ việc chính quyền tổng thống
Clinton “thao túng” giá vàng tới một mức quan ngại chung về các ngân
hàng trung ương và các chính phủ nói chung. Tôi đã gặp 45 trong số 50 cơ
quan nắm giữ vàng lớn nhất thế giới ở chính nước họ và thảo luận chủ đề
quản lý dự trữ vàng gần như với tất cả 50 cơ quan nắm giữ vàng ở những
quốc gia này. Không chỉ một lần tôi đã từng bị hỏi cách ngăn ngừa giá vàng
tăng. Tôi từng có cuộc thảo luận không chỉ một lần về chủ đề vàng là đầu
tàu của sức khỏe tài chính thế giới và giữ giá vàng thấp như thế nào sẽ đem
lại lợi nhuận trên các thị trường khác. Không chỉ một lần, tôi đã chứng kiến
các lệnh đặt vàng lớn của các ngân hàng trung ương để hành động như là
đỉnh của giá vàng.
Tuy nhiên, tôi cũng có nhiều cuộc trò chuyện về cách thức hiệu quả nhất
để bán vàng và giảm thiểu sự gián đoạn thị trường. Tôi đã ngồi thảo luận
với các nhà lãnh đạo chính trị và tài chính, những người tin rằng bán vàng
sẽ giống như việc loại bỏ một kỷ vật gia đình. Tôi đã nghe một lãnh đạo
ngân hàng trung ương cấp cao than thở rằng lợi nhuận thấp có thể đạt được
từ các quỹ dự trữ vàng có nghĩa ngân hàng trung ương của ông ta cần thêm
quỹ từ bộ tài chính để trang trải cho chi phí vận hành - về mặt chính trị là
không phổ biến lắm – và từng nghe một thống đốc ngân hàng trung ương ở
đâu đó nói rằng thậm chỉ việc thảo luận về huy động các quỹ dự trữ vàng có
thể cũng đủ khiến cho chính phủ đó sụp đổ.
Vì vậy, đúng là vàng rất nhạy cảm; nó được xem là một trường hợp
hoàn toàn khác so với bất kỳ tài sản dự trữ nào khác – nhưng liệu đây có
phải là một âm mưu? Tôi cho là không. Thực tế là tôi biết không phải như
vậy.
VÀNG PHONG VŨ BIỂU THỊ TRƯỜNG