là những cáo buộc gây phiền toái, không đáng để bình luận. Những người
thấy bực mình khi phải trả lời sẽ có thể tạm bằng lòng với những từ như “vô
căn cứ” hay “vô lý”. Tuy nhiên, lời kháng biện này có thể lặp lại lời châm
biếm nổi tiếng của Mandy Rice-Davies (trong một thuyết âm mưu thực sự
của những năm 1960) khi bà được đặt câu hỏi tại sao Lord Astor lại bác bỏ
một cuộc gặp với bà, chứ đừng nói đến việc giao thiệp: “À, ông ý sẽ làm
như thế, đúng không?”
Tất cả điều tôi có thể nói, qua quá trình làm việc cho bốn trong số các
cơ quan giao dịch vàng lớn nhất thế giới (và hai trong số năm ngân hàng bị
kiện đề cập ở trên), là tôi chưa từng chứng kiến bằng chứng nào về sự can
thiệp của chính phủ (có vẻ hoặc đại loại như thế) vào thị trường vàng. Tôi
đã giúp nhiều nước bán vàng song tôi chưa từng ngồi vào bàn giao dịch với
các nhân vật lớn như Tổng thống Clinton, Ngài Greenspan, Ngài Summers
và v.v… Thay vào đó, nếu chúng ta có một vị thế lớn trong thời gian ngắn ở
thị trường đang tăng giá, chắc hẳn sẽ có sự lo lắng và hy vọng rằng giá lại
giảm để tạo điều kiện cho chúng ta ít nhất cũng bù đắp được cho các vị trí
của mình.
Một vụ kiện cụ thể hơn do Blanchard và Company Inc, bang New
Orleans – nhà bán lẻ lớn nhất về vàng vật chất ở Mỹ - đại diện cho chính họ
và các khách hàng của họ, những người mua vàng, thực hiện. Kết quả cuối
cùng là JP Morgan và Barrick (công ty khai thác vàng) đã có âm mưu kiềm
chế giá vàng theo chi phí của nhà đầu tư cá nhân bằng cách sử dụng chương
trình tự bảo hiểm rủi ro của mình. Quả thực, lý lẽ này là việc thông qua sự
tăng trưởng toàn cầu về thu nhập, giá chắc chắn ở mức 740 đô-la một ounce
vào tháng 12/2002 hơn là khoảng 400 đô-la vào thời điểm đó.
Cuối cùng, vụ kiện cũng được giải quyết ngoài tòa án, với cáo buộc
chống Morgan được bỏ đi trước và rõ ràng Blanchard phải trả chi phí thiệt