ĐẦU TƯ VÀO VÀNG - Trang 157

đóng cửa do gặp sự cố, giá sẽ tăng. Quả thực, vào đầu năm 2008, những
mối quan ngại đối với nguồn cung ứng điện cho các mỏ bạch kim ở Nam
Phi đã khiến cho kim loại này tăng giá lên hơn 700 đô-la trong chỉ một
tháng, tăng khoảng 45%.

Trong khi vàng tăng nhẹ hơn trước thông tin tương tự, vì nó đã bị kiểm

soát nhiều. Trước hết, Nam Phi không phải là nơi cung cấp 80% nguồn
vàng của thế giới, nhưng lại là nhà cung cấp bạch kim cho toàn cầu với một
số lượng gần tương tự (dưới hình thức kim loại đã khai thác). Thậm chí
nước này hiện không còn là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới nữa; theo
GFMS, vinh dự đó thuộc về Trung Quốc. Hai là, trong khi không có các
kho trữ bạch kim lớn, vẫn còn rất nhiều kho để chứa vàng, trong thực tế là
các kho dự trữ của các ngân hàng trung ương hay thậm chí là vàng vụn châu
Á, có thể đưa ra thị trường vào những thời điểm khi vàng tăng giá cao. Vì
thế, vàng hiếm khi, nếu có, giao dịch theo các xu hướng cung-cầu thông
thường - nhập khẩu giảm ở nước này hoặc tăng ở nước khác – có thể bằng
một thông báo bổ sung, ít nhất là không trong thời gian rất dài.

Tuy nhiên, thị trường nhìn vào “bức tranh lớn” về cung và cầu, mức độ

tích lũy lớn, hay thanh lý của các ngân hàng trung ương hoặc các ý định sử
dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro của các công ty khai thác vàng.

Vì thế, thị trường có xu hướng bỏ qua các tít tin cho biết nhu cầu vàng

của Ấn Độ đã tăng cao hoặc xuống thấp mà lại chú ý tới những tin là cơ sở
để đưa ra quyết định giao dịch. Đặc điểm bỏ qua các dòng kim loại thường
này khiến cho vàng được đặt sang một bên so với các mặt hàng khác và trao
cho nó một quy chế gần giống như một loại tiền tệ.

Rõ ràng, yếu tố tiền tệ là nhân tố dài hạn quan trọng nhất tác động lên

giá vàng. Trong khi những mối quan ngại về lạm phát hay thay đổi về địa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.