Cơ cấu đầu tiên là một trái phiếu 2 năm với mức tham gia 28% khi giá
vàng phục hồi. Nếu đến hạn, vàng tăng 40%, khách hàng nhận 40% x 28%
hay 11,5%. Nếu vàng giảm giá khi đến hạn, không phải trả tiền và vốn cũng
không mất. Rõ ràng, đơn giản là hiểu và xem việc cân bằng giữa không lỗ
nếu vàng xuống giá và việc tham gia hạn chế khi vàng phục hồi.
Hai là, cơ cấu hơi khó hiểu nằm dưới cái tên là trái phiếu mang tên vây
cá mập thả nổi. Gọi là vây cá mập là vì quyền chọn mua có thể quyết định
nhanh nếu vàng từng tăng lên 45% so với giá ban đầu (quan sát liên tục).
Nói cách khác, lợi nhuận có thể tăng thẳng đứng song sẽ giảm mạnh nếu giá
vàng tăng 45% so với giá khởi điểm, vì lợi nhuận cuối cùng sẽ là không
mặc dù số vốn ban đầu sẽ vẫn được đảm bảo.
Như đã đề cập ở trên, việc mua là mua thả nổi được xác định khi thấy
giá ở mức thấp nhất trong thời kỳ 2 năm của trái phiếu theo một kế hoạch
giá điểm cụ thể. Ví dụ, nếu vàng từng giao dịch ở mức dưới 900 đô-la, nó
sẽ là 900 đô-la; và nếu nó từng giao dịch ở mức dưới 850 đô-la, giá điểm là
850 đô-la; nếu từng giao dịch ở mức dưới 800 đô-la, giá điểm là 800 đô-la,
v.v…
Nếu khi đến hạn, vàng tăng 40% so với giá điểm ấn định, nhà đầu tư
nhận được khoản lãi suất bằng 40% (so với 11,5% trái phiếu khống tiêu
chuẩn ở trên). Thậm chí nếu vàng giảm trong thời gian này, vẫn có thể kiếm
tiền nếu giá điểm thấp hơn.
Ví dụ: Vào ngày giao dịch, vàng ở mức 935 đô-la/ouce. Tại một số thời
điểm trong suốt 2 năm này, nó giảm xuống dưới 800 đô-la (và mua giá điểm
thả nổi được ấn định ở đó). Khi đến hạn, vàng được giao dịch ở mức 900
đô-la. Nhà đầu tư sẽ kiếm được ((900/800)-1)% = 12,5%. Theo trái phiếu
khống tiêu chuẩn, lợi nhuận sẽ là không.