Vào thời gian ký kết, các cơ quan này đã tổng hợp lượng vàng nắm giữ
lên tới xấp xỉ 13.900 tấn, tương đương với khoảng 40% lượng vàng khu vực
chính thức nắm giữ.
Kể từ khi tuyên bố trên được đưa ra, ngoài những bên ký kết ban đầu
còn có sự tham gia của các ngân hàng trung ương của Slovenia, Manta, và
Ship. Ngân hàng trung ương Manta và Ship là những bên ký kết gần đây
nhất, vào ngày 25/1/2008.
DẤU HIỆU I VỚI DẤU HIỆU II
Thay đổi đáng kể nhất là lượng bán ra trong 5 năm đã tăng từ 2.000 tấn
lên tới 2.500 tấn, mức tăng được phép là 100 tấn/năm. Số lượng này được
các ngân hàng trung ương đánh giá là không gây bất kỳ gián đoạn thị
trường nào và được đưa ra sau buổi tham vấn không chính thức với các
ngân hàng giao dịch vàng lớn nhất. Nó vẫn được coi là số lượng tối đa có
thể được bán trong bất kỳ năm hạn ngạch (ngày 27/9-26/9) nào hơn là một
mục tiêu. Một điều bất thành văn trong thỏa thuận này là EcbGA sẽ mang
lại sự ổn định cho thị trường vàng. Quả thật, tôi biết mọi người vẫn còn
tranh luận, ngay từ lúc đầu tiên và sau đó, về nguyên lý thứ nhất “Vàng sẽ
vẫn là một yếu tố quan trọng của các quỹ dự trữ tiền tệ toàn cầu”; theo
nhiều cách, đó là một nhận xét kỳ quặc từ các cơ quan đang xúc tiến việc
bán ra song vẫn quan trọng vì là thông điệp giúp mang lại tâm lý ổn định.
Vì vậy, trong khi các ngân hàng trung ương được phép đưa ra bất kỳ kỳ
hạn bán vàng nào, vẫn có nỗ lực rõ ràng nhằm đảm bảo rằng ngày thanh
toán các khoản giao dịch sẽ rơi vào trong năm hạn ngạch liên quan. Tương
tự, các ngân hàng trung ương tham gia thị trường quyền chọn, có xu hướng