tất cả chúng ta, đều không thích bị hạn chế và sẽ rất vui sướng khi được tự
do hành động. Vì thế nên sở thích của họ sẽ chỉ đơn thuần là lưu ý rằng
vàng gần đây đã đạt đến các mức cao danh nghĩa của mọi thời đại và vì vậy,
không cần có thêm một thỏa thuận nữa. Họ có thể cũng giải thích lý do cơ
bản cho thỏa thuận ban đầu này là nhằm đem lại sự ổn định và chắc chắn
cho thị trường bị vây quanh bởi tin đồn và sự bi quan – ở đó, hành động ban
đầu của họ đã hoàn thành mục tiêu của thỏa thuận một cách cực tốt.
Tuy nhiên, câu trả lời của tôi với các ngân hàng trung ương: vàng là thị
trường hay bị tâm lý dẫn dắt. Vì vậy, trong khi thị trường hiện nay có thể
xóa bỏ sự thiếu vắng của EcbGA Dấu hiệu III, không có gì đảm bảo rằng
điều tương tự sẽ đúng vào một thời gian sau đó. Vì vậy, qua việc thị trường
thích sự ổn định, người ta vẫn thích nếu thỏa thuận đó sẽ được làm mới
trong một thời gian nữa. Việc làm mới sẽ đặc biệt quan trọng nếu IMF
thành công trong việc tìm kiếm cách bán vàng.
IMF VÀ VÀNG
Theo hiến chương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức này được
phép nắm giữ hoặc bán vàng. Sẽ không có cơ sở trung gian như đối với
phần lớn các cơ quan chính thức, vốn có thể ít nhất thu lợi qua việc cho vay
vàng của mình. Vì vậy, vàng chỉ là bảng cân đối kế toán của tổ chức này và
có rất ít mục đích.
IMF trước đây đã bán vàng, thông qua một loạt các cuộc đấu giá thành
công trong suốt những năm 1970. Những cuộc thảo luận gần đây lại thực sự
bắt đầu một cách nghiêm chỉnh trong cuối những năm 1990, khi Thủ tướng
Anh lúc đó là Tony Blair gợi ý rằng IMF bán vàng là nhằm hỗ trợ Các nước
nghèo nợ nần chồng chất (HIPC). Trong khi việc này giành được một số
ủng hộ, cũng có nhiều chỉ trích gay gắt. Những chỉ trích nói chung là: