Đối với thị trường, tình hình vẫn không thay đổi cho tới tháng 1/2007,
khi xuất hiện báo cáo của “những người xuất chúng” về số lượng vàng bán
ra. Thời gian này, rõ ràng IMF đã tìm cách chặn trước việc chỉ trích mà họ
đã gặp phải trước đó. Hơn thế nữa, mục tiêu giúp HIPC đã gạt bỏ việc chấp
thuận bán vàng để giải quyết các nhu cầu về tài chính của IMF.
Báo cáo này đánh dấu một sự khởi đầu chính từ “cuộc thăm dò” chính
trị mà chúng ta đã thấy trước đó. Lần này, những nỗ lực được đưa ra là
nhằm giải quyết phần lớn những chỉ trích có thể nhằm vào IMF. Và điều
quan trọng là những người thực sự đề tên họ vào bản báo cáo là những
người tầm cỡ đủ để xua tan phần lớn nghi ngờ rằng liệu đây có phải là một
đề xuất nghiêm túc.
Trước hết, ủy ban này bao gồm Tito Mboweni, Thống đốc Ngân hàng
Dự trữ Nam Phi. Nam Phi là nước chỉ trích mạnh mẽ những đề xuất ban
đầu, khoảng 10 năm trước, đề nghị IMF bán vàng, lập luận rằng điều này
trên thực tế sẽ làm tổn hại đến các nước nghèo nợ nần chồng chất được đề
nghị giúp đỡ. Vào những dịp sau đó, Nam Phi đã dịu bớt sự chỉ trích của
mình, và giờ đây chắc chắn đứng về bên bán. Quả thực, vị thống đốc này đã
từ bỏ lập trường của mình tại một cuộc họp báo để nhấn mạnh rằng Nam
Phi là một phần của tổ chức và rằng ủy ban “đã rất cẩn thận khi cố gắng đưa
ra những đề xuất không tạo ra những mối nguy hiểm gây bất ổn trên thị
trường
vàng”.
(Thông
tin
chi
tiết
có
tại
website
http://www.imf.org/external/np/tr/2007/tr070131htm).
Ngoài ra, xuất hiện trong ủy ban “Nhóm những người xuất chúng” còn
có Jean-Claude Trichet. Với tư cách là Chủ tịch ECB, ông rõ ràng có khả
năng siết chặt hạn ngạch theo EcbGA. Điều này sẽ cho phép IMF, và các
ngân hàng trung ương, lập luận rằng doanh số bán ra không làm gia tăng
các kỳ vọng của thị trường về nguồn cung, hàm ý rằng hạn ngạch của Đức