tiên, thuật ngữ việc bán ngoài thị trường đã được nhất trí rồi, và rằng sự
hiện diện của hai quý ông lịch lãm này là sự thừa nhận ngầm hiểu.
Hai là, chúng ta trước đây từng nghe IMF tuyên bố những nỗ lực tìm
kiếm người mua một phần vàng của họ đã được chứng minh là không thể.
Nếu Arap Saudi hay Trung Quốc mua một lượng vàng lớn, có lẽ khái niệm
về việc bán trực tiếp cho một ngân hàng trung ương có thể lại nổi lên. Việc
xuất hiện khả năng rằng bất kỳ việc bán vàng nào tuân theo EcbGA đều có
xu hướng làm giảm khả năng kinh doanh ngoài thị trường. Ngoài ra, theo
quan điểm trước đó của tôi, giao dịch ngoài thị trường có xu hướng thiên vị
bên mua. Tôi không thấy IMF có ý định đặt mình vào vị trí bị chỉ trích do
sự quản lý tài chính yếu kém - một cáo buộc gần như chắc chắn sẽ dành cho
tổ chức này nếu giá vàng tăng đột ngột sau một vụ giao dịch.
Đề xuất trên vẫn phải được các thành viên của IMF bỏ phiếu thông qua.
Theo hiến chương của tổ chức này, bất kỳ việc bán vàng nào sẽ cần phải có
sự đồng thuận của 85% thành viên; qua số phiếu được đánh giá theo mức
độ đóng góp của các nhà tài trợ ban đầu, Mỹ có 17% số phiếu. Nói cách
khác, điều này khiến lá phiếu của Mỹ có hiệu lực nếu họ quyết định cản trở
tiến trình này.
Dường như chủ tịch ủy ban trên (Andrew Crokett, cựu thành viên của
BIS và là Chủ tịch của JP Morgan Chase International) và “người xuất
chúng” Alan Greenspan đều hiểu rõ khả năng rằng đề nghị này sẽ được
Quốc hội Mỹ thông qua. Quả thực, gần như đúng một năm sau đó, vào
tháng 2/2008, Thứ trưởng tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế David
McCormick tuyên bố ông ủng hộ việc bán vàng và ông tin rằng đề nghị trên
sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua.