ĐẦU TƯ VÀO VÀNG - Trang 59

• Lợi nhuận thu được từ các thương vụ bán vàng nên được sử dụng bất

cứ khi nào khả dĩ để tạo một quỹ đầu tư mà ở đó chỉ có thu nhập được sử
dụng”.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo tại website

http://www.imf.org/external/np/exr/facts/gold.htm.

Trong khi IMF, ở chừng mực nào đó, là trường hợp đặc biệt - không

được phép cho vay vàng, điều này là minh họa một cách tài tình cho vấn đề
khó khăn đối với nhiều cơ quan có thể cho vay vàng. Thị trường đơn giản là
quá nhỏ, và lợi nhuận cũng cực kỳ thấp khi vay cả quỹ dự trữ của một quốc
gia, và vì thế có khoảng cách lớn giữa quy mô danh nghĩa của các quỹ
ngoại hối của một ngân hàng trung ương và các quy mô thực tế có thể thu
lợi nhuận. Vàng về mặt truyền thống là một quỹ dự trữ “mua và nắm giữ”,
song đối với nhiều tổ chức, họ ngày càng được đánh giá cao vì sự quản lý
hiệu quả đối với số lượng vàng nắm giữ của mình; vì thế, quyết định sáng
suốt là giảm số vàng dự trữ và mua một tài sản sinh lời. Điều này chắc chắn
gây tranh cãi về việc nắm giữ/mua một số lượng vàng lớn (xét về mặt tỷ lệ).

Tôi biết một số trường hợp các ngân hàng trung ương có trách nhiệm

quản lý các quỹ dự trữ của mình - lợi nhuận của quỹ trước hết được sử dụng
để duy trì hoạt động của cơ quan (bao gồm cả việc trả lương) mà phần còn
dư phải trả lại cho chính phủ - song do tình trạng tỷ lệ vàng được nắm giữ
cao nhưng lợi nhuận lại thấp nên các ngân hàng giờ đây không thể trang trải
các chi phí vận hành của mình. Kết quả là ngân hàng trung ương phải cầu
viện bộ tài chính cấp nguồn quỹ để duy trì hoạt động. Về mặt chính trị, điều
này không phổ biến lắm và nó nằm đằng sau quyết định bán ra của một số
bên bán.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.